| Hotline: 0983.970.780

Bến Tre: Không còn dịch tả heo Châu Phi

Thứ Tư 06/05/2020 , 05:40 (GMT+7)

Mới đây, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre đã có báo cáo số 400/BC-CCCNTY về việc kết thúc dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Ổ dịch tả heo Châu Phi đầu tiên được phát hiện tại gia đình ông Nguyễn Văn Tiễn. Ảnh: HT.

Ổ dịch tả heo Châu Phi đầu tiên được phát hiện tại gia đình ông Nguyễn Văn Tiễn. Ảnh: HT.

Theo đó, ổ dịch bệnh dịch tả heo Châu Phi đầu tiên được phát hiện vào ngày 02/07/2019 tại một hộ chăn nuôi thuộc ấp 1A, xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm. Sau đó, dịch bệnh đã nhanh chóng lây lan ra 250 ấp, khu phố thuộc 84 xã, phường, thị trấn của 09 huyện, thành phố.

Ngành chức năng tỉnh Bến Tre đã  tiêu hủy bắt buộc 42.627 con heo tại 1.181 hộ chăn nuôi. Ổ dịch cuối cùng được phát hiện, xử lý vào ngày 26/12/2019 tại xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc và không còn phát sinh ổ dịch mới.

Đến nay, dịch tả heo Châu Phi đã hoàn toàn được khống chế, kết thúc dịch tại Bến Tre. Tuy nhiên, ngành thú y tỉnh này đánh giá nguy cơ dịch bệnh vẫn có thể tái phát trở lại do một số nguyên nhân, như mầm bệnh hiện vẫn còn lưu hành ngoài môi trường, bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng, chăn nuôi chưa áp dụng triệt để biện pháp an toàn sinh học, nhất là chăn nuôi nhỏ, nông hộ,...

Trong khi đó thời tiết nắng nóng kéo dài và nước mặn xâm nhập sâu làm giảm sức đề kháng của đàn heo nên nguy cơ cao là còn khả năng phát sinh dịch bệnh.

Hiện nay, do giá heo tăng cao nên một số nông hộ đang tái đàn trở lại. Để ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh tái phát, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bến Tre khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn heo theo đúng hướng dẫn của ngành chuyên môn.

Đồng thời, hộ chăn nuôi phải áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh, như thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và khai báo khi phát hiện heo có triệu chứng lâm sàng của bệnh dịch tả heo Châu Phi.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.