| Hotline: 0983.970.780

Bệnh héo xanh, héo tươi, khảm do virus và bệnh sinh lý hại ớt

Thứ Sáu 24/07/2015 , 06:07 (GMT+7)

Héo xanh, héo tươi là bệnh hại đặc trưng của các cây họ cà như ớt, cà chua, khoai tây./ Bệnh hại chính trên ớt

4. Bệnh héo xanh, héo tươi

Đây là bệnh hại đặc trưng của các cây họ cà như ớt, cà chua, khoai tây. Ở Lâm Đồng, bệnh gây hại nặng có thể khiến cây trong vườn chết đến 80%.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum.

Triệu chứng: Đặc điểm nhận diện là cây héo, đôi khi chỉ 1-2 nhánh nhất là khi trời nắng, nhưng lá vẫn còn xanh, sau đó khi trời chiều mát hay ban đêm cây lại phục hồi. Tuy nhiên triệu chứng héo - tươi chỉ kéo dài vài ngày rồi cây chết hẳn.

Ở cây già, triệu chứng thể hiện chậm hơn. Nhổ lên thấy phần thân và rễ bị thối đen, mềm nhũn. Dùng dao cắt ngang phần thân, rễ bị thối thấy nơi vết bệnh mềm, ngửi có mùi hôi, lõi có màu đen.

Nếu cho vào cốc nước trong, sẽ thấy dịch sữa trong chứa nhiều vi khuẩn chảy ra chầm chậm từ vết cắt (bệnh héo xanh). Lấy dịch này pha nước tưới vào vườn cây thì sau 3 - 5 ngày triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện. Thông thường dễ lầm lẫn bệnh héo do nấm và do vi khuẩn. Để phân biệt, cần chú ý:

Bệnh do vi khuẩn, vết bệnh thường mềm nhũn, có mùi hôi, mạch dẫn có màu đen, cây chết nhanh. Còn bệnh do nấm đất như Fusarium, Rhizoctonia, Sclerotium… phát triển tương đối chậm, lá chuyển dần sang vàng rồi rụng, diễn biến chậm. Nếu cắt ngang thân không thấy dịch chảy ra, không có mùi hôi…

Bệnh héo xanh phát triển nhanh trên nền đất ẩm ướt, thoát thủy kém, vi khuẩn tồn tại trong đất rất lâu, ngoài cà, vi khuẩn còn có thể sống trên nhiều ký chủ phụ, lan truyền qua giống, dụng cụ tỉa cành, vết thương cơ giới do dụng cụ làm vườn, các lỗ hổng tự nhiên (khí khổng ở rễ), tuyến trùng chích hút. Khi bộ phận của cây dưới đất bị thối rữa, vi khuẩn phát tán trong đất, nước và lây lan sang cây bên cạnh, triệu chứng quan sát được khoảng 3 - 7 ngày.

Phòng trị:

- Luân canh, không nên trồng 2 vụ ớt trên cùng chân đất.

- Xử lý hạt giống 54 độ C trong vòng 25 - 30 phút. Dùng hạt giống sạch bệnh.

- Vệ sinh đồng ruộng, ruộng trồng phải sạch cỏ, thu gom tiêu hủy tàn dư thực vật.

- Bón phân hữu cơ hoai mục.

- Khi chăm sóc tránh gây vết thương cho cây, dụng cụ chăm sóc, tỉa cành, thu hái cần sát trùng liên tục bằng formol.

- Ruộng trồng cần bằng phẳng, tránh ruộng úng nước, thoát thủy kém, không trồng ớt trên ruộng các vụ trước đã trồng cây cùng họ cà.

- Nếu trên ruộng có cây bệnh phải lập tức nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.

- Lưu ý nguồn nước tưới hay chảy khi mưa từ các ruộng có trồng cây họ cà ở bên trên nguồn vì có thể mang mang bệnh lây lan xuống phía cuối nguồn nước bên dưới.

- Cuối cùng bệnh do vi khuẩn tương đối khó trị, cần thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm và phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị như Alpine 80WDG.

5. Bệnh khảm do virus

Triệu chứng: Có nhiều triệu chứng do virus gây ra trên ớt, có thể là lá ớt biến dạng, xoăn lại, mép cong lên trên, hay lá có màu sắc thay đổi hoặc từng lá có từng mảng xanh đậm hay vàng, hoặc vàng xen lẫn xanh, loang lổ. Trường hợp bị nặng chồi không phát triển, cành vặn vẹo, hoa rụng, trái nhỏ, méo mó, cứng… Bệnh do virus gây ra mà tác nhân truyền bệnh là các loài rầy, rệp, tuyến trùng chích hút.

Phòng trị: Do là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc phòng trị, chúng ta chỉ phòng trừ gián tiếp bằng cách tiêu diệt các môi giới truyền bệnh như các loài rầy, rệp mà thôi.

6. Bệnh sinh lý

Ngoài ra, trên ớt chúng ta thường thấy phía đáy trái ớt, nhất là ớt ngọt, có hiện tượng bị thối đen (thối đáy trái) nguyên nhân là cây thiếu Ca, để hạn chế bệnh này, nên tăng cường bón vôi cho đất (bón ít nhất 1 tháng trước khi trồng cây con ra ruộng), khi phát hiện có hiện tượng thiếu Ca có thể tăng cường bón phân Cancium nitrate cho cây.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm