| Hotline: 0983.970.780

Bệnh xoắn tinh hoàn: Biết muộn, cụt giống!

Thứ Sáu 19/11/2010 , 10:53 (GMT+7)

Tất cả nam giới đều có khả năng mắc bệnh xoắn tinh hoàn, song nhiều nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 và những người trưởng thành ngoài 30 tuổi trở lên.

Khám bệnh nam học
Chỉ vì thiếu hiểu biết để phát hiện sớm “thằng bé có vấn đề” mà bệnh nhân NVT (29 tuổi, quận Đống Đa- Hà Nội) phải đồng ý để các bác sĩ Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cắt đi một bên bộ phận chuyên “sản xuất” giống nòi.

Đến bây giờ bác sĩ Nguyễn Kim Vụ, Phó trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội còn nhớ như in ca mổ cấp cứu cắt bỏ một bên tinh hoàn cho bệnh nhân NVT mà anh trực tiếp xử lý cách đây ít ngày. Nó đồng nghĩa với việc T sẽ khó có thể có con theo cách tự nhiên. Theo BS Vụ, chỉ cần chậm một vài phút nữa là NVT phải cắt cả hai bên tinh hoàn.

Theo hồ sơ bệnh án, trước khi vào viện hai ngày, bệnh nhân tự nhiên thấy đau dữ dội ở gần chỗ “thằng bé”. T lo sợ hơn khi thấy một bên sưng to, tấy đỏ. Chưa lập gia đình nên T không dám nói với ai, thậm chí cả với mẹ của mình. Hôm sau, chỗ tấy sưng to, phát sốt, gia đình phải cho vào Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám. Các bác sĩ chẩn đoán là bị xoắn tinh hoàn, phải mổ cấp cứu ngay trong đêm.

Còn tại Khoa Nam học, Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội mới tiếp nhận điều trị cho một bé trai tên A (12 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng bị mắc chứng bệnh tương tự: xoắn tinh hoàn. Theo lời bố mẹ của bé, A rất thích đá bóng. Chiều chủ nhật vừa rồi, khi đá bóng về, A bảo rằng, em bị một bạn đá bóng vào đúng “chỗ ấy”, giờ thấy rất đau. Hôm sau mẹ đưa bé A vào viện để bác sĩ cho uống thuốc điều trị.

Bác sĩ Hoàng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nếu A vào muộn khoảng 2-3 giờ nữa thì chắc chắn phải cần đến phẫu thuật để cắt một bên tinh hoàn.

Ai cũng có thể mắc bệnh

Là chuyên gia gắn bó với bệnh nam học nhiều năm, GS.TS Trần Quán Anh, Tổng thư ký Hội Tiết niệu, thận học Việt Nam cho biết, có khoảng 40% nam giới có vấn đề về mặt cấu tạo tinh hoàn. Tất cả nam giới đều có khả năng mắc bệnh xoắn tinh hoàn, song nhiều nhất là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12-18 và những người trưởng thành ngoài 30 tuổi trở lên.

Biểu hiện của bệnh là trạng thái ống dẫn tinh bị xoắn lại làm cho máu không thể lưu thông để cung cấp oxy cho các tế bào tinh hoàn. Lúc đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tinh hoàn rất đau đớn, thậm chí là đau cả vùng bụng và tinh hoàn có thể bị sưng to. Đồng thời tinh hoàn cũng bị co rút. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có cảm giác buồn nôn và toàn thân bị sốt. Ngoài ra, các kiểm tra khác như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, chụp X quang… cũng phát hiện được bệnh.

Cũng theo ông Trần Quán Anh, đây không phải là bệnh mắc từ tệ nạn xã hội như việc quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ nhiều lần hay do không đảm bảo vệ sinh trong sinh hoạt… mà là do sự bất thường của cấu tạo tinh hoàn xuất hiện một cách tự phát hoặc chấn thương. Sự bất thường này sẽ khiến cho ống dẫn tinh dễ bị xoắn hơn và cản trở sự lưu thông của máu đến tinh hoàn. Tình trạng này có thể tự phát hoặc do bị chấn thương.

 Vì vậy, khi phát hiện hay nghi ngờ mình bị xoắn tinh hoàn thì bệnh nhân cần phải đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, tìm ra hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.

Phát hiện sớm: khỏi bệnh

GS.BS Trần Quán Anh cho hay, nhiều người thường nhầm với thoát vị bẹn vì bệnh lý này cũng khiến tinh hoàn sưng to. Vì vậy, bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ ngay khi thấy tinh hoàn có những biểu hiện bất thường như hơi tấy đỏ, sờ vào thấy hơi đau đau. Nếu phát hiện sớm bệnh, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc liều cao. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân đến viện khi bệnh đã khá nặng nên phải phẫu thuật, cắt bỏ tinh hoàn hỏng.

Sau khi bị cắt bỏ một tinh tinh hoàn thì khả năng sinh sản của nam giới vẫn được duy trì nhưng những người này nên hạn chế chơi các môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến tinh hoàn còn lại. Cũng theo ông Quán Anh, khả năng giữ được tinh hoàn bằng phẫu thuật tháo xoắn sẽ cao nếu bệnh nhân vào bệnh viện sớm (4-6 giờ sau khi bị đau). Nếu bệnh nhân đến trễ sau 12-24 giờ, phẫu thuật được chỉ định nhưng khả năng giữ được tinh hoàn rất thấp.

 Ngoài ra, một số bệnh nhân lại có cảm giác đau ở vùng bụng nhiều hơn ở tinh hoàn, nếu không khám kỹ lưỡng sẽ bỏ sót bệnh.

1. Những người quan hệ tình dục nhiều lần, người hay thủ dâm có bị mắc bệnh xoắn tinh hoàn?

GS Trần Quán Anh: Sai. Bởi có nhiều bệnh nhân ở độ tuổi trẻ em, chưa có quan hệ nam - nữ. Ngoài ra, khi thủ dâm, người nam giới chỉ có cảm giác đau tức vùng tinh hoàn và tầng sinh môn nếu như không xuất tinh được.

2. Bệnh có yếu tố di truyền?

Sai. Tuy nhiên, bệnh xoắn tinh hoàn cần phải được can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Ngay khi thấy triệu chứng, trong vòng 6 giờ phải đến ngay bác sĩ để cứu tinh hoàn nếu không muốn teo hay nhiễm khuẩn tinh hoàn.

3. Bệnh nhân có thể tự chữa bằng việc uống thuốc kháng sinh liều cao?

Sai. Vì bệnh nhân có thể nhầm với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như viêm mào tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, thoát vị bẹn…

4. Dùng bao cao su sẽ hạn chế được bệnh xoắn tinh hoàn?

Sai. Vì sử dụng bao cao su chỉ có thể giúp phòng ngừa những bệnh viêm qua đường tình dục như viêm mào tinh hoàn do Chlamydia, nấm…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm