| Hotline: 0983.970.780

Bí quyết giúp không quân Israel chiếm ưu thế ở Trung Đông?

Thứ Tư 14/06/2017 , 13:15 (GMT+7)

Bí quyết giúp Không quân Israel chiếm ưu thế ở Trung Đông, câu hỏi vừa được trang tin Nationalinterest.org (NIO) của Mỹ số ngày 13/6 giải mã.  

Nghệ thuật phát triển công nghệ quốc phòng của Israel

Trong những năm đầu, quân đội Israel (IDF) thường sử dụng vũ khí mua được từ các quốc gia phát triển châu Âu như Anh và Pháp. Đặc biệt là mối quan hệ với Pháp, vì vậy Israel đã mua được cả máy bay chiến đấu Mirage kèm theo hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình hạt nhân của Israel. Những máy bay tiêm kích Mirage này đã trở thành vũ khí lợi hại của Không quân Israel (IAF) trong cuộc Chiến 6 ngày năm 1967. Nhờ vũ khí trên, Israel đã tiêu diệt phần lớn lực lượng không quân của các nước láng giềng trong những giờ đầu tiên diễn ra chiến sự.

09-38-32_1
09-38-32_1-
Máy bay IAI Nesher và IAI Kfir của Israel

Đến năm 1967, Pháp áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Israel, khiến Tel Aviv bất ngờ. Trong hoàn cảnh này, người Do Thái đã nghĩ ra phương án đơn giản là "copy" những gì họ cần. Israel đã mua lại các bản thiết kế kỹ thuật của Mirage thông qua gián điệp. Kết quả, hai máy bay chiến đấu là IAI Nesher và IAI Kfir ra đời. Máy bay sau sử dụng động cơ công suất lớn của Mỹ và đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng cho IAF. Về sau, cả hai máy bay đều được xuất khẩu thành công sang một số nước như Argentina, Colombia, Ecuador và Sri Lanka.

Việc đầu tư nói trên đã giúp thúc đẩy ngành hàng không Israel phát triển. Sau đó, Israel tiếp tụ nâng cấp nhiều vào máy bay nước ngoài khác như Phantom F-4 vào cuối thập niên 60 và Eagles F-15 giữa thập niên 70 ở thế kỷ trước. Cũng trong thời gian trên, nhờ học được thêm nhiều kinh nghiệm của nước ngoài, Israel bắt tay vào sản xuất Lavi. Lavi là chiến đấu cơ đa năng hạng nhẹ có thể thay thế cho Eagles F-15 mà Israel mua từ Mỹ, đồng thời lấp đầy nhưng điểm yếu của Viper F-16. Lavi có thể cạnh tranh trực tiếp với chiến đấu cơ F-16, khi Mỹ không được phép xuất khẩu loại máy bay này.

Tháng 8 năm 1987, nội các Israel đã quyết định ngừng phát triển Lavi, việc này gây tranh cãi ngay trong chính phủ. Thay vào đó, Israel đã mua được một số lượng lớn F-16 của Mỹ. Tuy nhiên, việc ra đời Lavi đã giúp hạn chế triển vọng xuất khẩu F-22 Raptor. Phía Mỹ lo ngại Israel có thể đã chia sẻ công nghệ Lavi (và có thể cả F-16) với Trung Quốc dẫn tới việc Trung Quốc sản xuất được chiến đấu cơ J-10), điều này làm cho Quốc hội Mỹ cấm xuất khẩu F-22 nhằm ngăn ngừa Israel và một số nước khác "copy" công nghệ Raptor.
 

Các phương án lựa chọn khác

Thay vì sản xuất máy bay chiến đấu riêng, Israel đã chọn cách nâng cấp máy bay mua được từ Mỹ như F-15I "Thunder" và F-16I "Storm". Cả hai máy bay này đã được nâng cấp để tăng phạm vi hoạt động và cải tiến hệ thống điện tử, cho phép IAF có thể đạt được hiệu quả tác chiến tối ưu ở khoảng cách rất xa căn cứ. F-15I, một biến thể của F-15E Strike Eagle, là nền tảng tấn công tầm xa quan trọng nhất của IAF. Chưa hết, IAF còn tiến hành nâng cấp chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter để phù hợp cho các nhiệm vụ của Israel, kể cả nâng cấp phần mềm tiên tiến nhất .

Mặc dù vắng mặt Lavi, nhưng công nghệ hàng không của Israel vẫn đứng đầu khu vực

Mặc dù không có mặt của Lavi, nhưng công nghệ hàng không của Israel vẫn đứng đầu khu vực, hậu thuẫn cho nền kinh tế dân sự. Chính sách công nghiệp của Israel tập trung vào mục tiêu đổi mới công nghệ cao tạo điều kiện cho cả quốc phòng lẫn kinh tế dân sự. Chiến lược hàng không hiện tại của Israel phụ thuộc vào sức khoẻ mối quan hệ với Hoa Kỳ. Israel cũng đã tính đến tình huống liên minh Mỹ-Israel có thể tan rã. Lo ngại về bị đánh cắp công nghệ như diễn ra đối với F-22 buộc Mỹ đã ngừng xuất khẩu Raptor, nhưng điều đó không làm mất đi mối quan hệ chung. Và ngay cả khi điều này xảy ra thì Israel vẫn phải phải tìm tới các đối tác khác thay Mỹ. Sự thành thạo công nghệ đã giúp cho ngành hàng không Israel luôn đứng vững trong mọi hoàn cảnh, kể cả tình huống xấu nhất.

(Theo Nationalinterest.org- 6/2017)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm