| Hotline: 0983.970.780

Biển khát... người

Thứ Hai 23/04/2012 , 10:47 (GMT+7)

Đang thời điểm bắt đầu vụ cá Nam, thời tiết khá thuận lợi, nhưng vẫn không ít tàu cá nằm bờ. Nguyên nhân chi phí đi biển tăng cao, thiếu vốn; đặc biệt thiếu lao động trầm trọng...

Đang thời điểm bắt đầu vụ cá Nam, thời tiết khá thuận lợi, nhưng ở nhiều làng chài ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu, không ít tàu cá vẫn nằm bờ. Nguyên nhân chi phí đi biển tăng cao, thiếu vốn; đặc biệt thiếu lao động trầm trọng...


Nhiều tàu cá ở BR-VT nằm bờ vì thiếu lao động

Nuôi ong tay áo

Năm ngoái khi gặp tôi, ông Huỳnh Thanh Long, ngư dân ở thị trấn Long Hải (huyện Long Hải) đang sở hữu trong tay 3 tàu cá công suất lớn. Tháng 4 này, gặp lại ông trên cảng cá của xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), hỏi về 3 chiếc tàu cá đó, ông Long cười buồn: “Bán 1 chiếc rồi. Còn 2 chiếc, nhưng chỉ 1 chiếc tiếp tục đi biển thôi, chiếc kia đang nằm bờ”.

Hỏi có phải do chi phí tăng cao quá nên bán bớt tàu, ông Long lắc đầu: “Đúng là chi phí có tăng do giá xăng dầu tăng, nếu tính toán khéo, mạnh dạn áp dụng các biện pháp tiết kiệm xăng dầu, thì vẫn có thể ra khơi. Song chẳng đào đâu ra người đi biển thì có muốn đưa tàu đi cũng chẳng được”.

Bởi thế, từ nhiều năm nay, mỗi khi chuẩn bị xuất bến, các chủ tàu phải chạy đôn chạy đáo đi kiếm bạn ghe (lao động trên tàu cá) đến từ những nơi xa, tận ngoài miền Trung. Thế nhưng, do không phải là người địa phương, nên việc sử dụng những bạn ghe này chẳng khác gì… đánh bạc.

Theo ông Long, do quá cần người đi biển nên các chủ tàu sẵn sàng ứng tiền ra trước cho các bạn ghe đang cần tiền để gửi về cho vợ con, gia đình. Mỗi bạn ghe trước khi lên tàu có thể được chủ tàu cho ứng trước từ 5-7 triệu đồng. Mỗi chuyến đi biển phải vài chục ngày, nhưng có những bạn ghe, chỉ đi 3-5 ngày là đã trốn về đất liền bằng cách lẩn vào trong tàu tải (là tàu làm dịch vụ đưa hải sản từ tàu cá vào bờ và tiếp tế dầu, nước đá, lương thực cho tàu cá), khiến cho việc đánh bắt cá của tàu bị ảnh hưởng không nhỏ vì thiếu hụt người làm.

Ông Trà Văn Hoành, một chủ tàu ở Phước Tỉnh cho hay, có nhiều bạn ghe, khi tàu vừa ra khỏi cửa sông, đã ôm can nhựa nhảy xuống biển bơi vào bờ trốn mất tăm, ôm theo luôn khoản tiền đã ứng trước. Báo hại chủ tàu phải cho tàu quay vào bờ để kiếm người khác thay thế, vừa tốn thêm chi phí xăng dầu, vừa bị chậm thời gian đánh bắt. Thậm chí có những bạn ghe nại đủ lý do để xin ứng tiền trước như gia đình đang nợ nần cần trả gấp, gia cảnh khó khăn cần tiền gửi về để vợ con trang trải cuộc sống… Nhưng sau khi nhận tiền xong, họ lặng lẽ trốn mất tăm.

Đục nước béo cò

Tình trạng bạn ghe nhận tiền xong rồi trốn luôn đã trở nên khá phổ biến, thành ra các chủ tàu giờ đây rất cảnh giác. Với những bạn ghe lần đầu mới gặp và chưa rõ lai lịch, ngọn ngành, các chủ tàu không dám cho ứng nhiều tới tiền triệu nữa mà chỉ cho ứng vài trăm ngàn đồng.

Nhưng theo ông Long, dù đã cảnh giác như vậy, các chủ tàu vẫn lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi có những bạn ghe cùng lúc nhận làm cho cả chục chủ tàu, mỗi chủ ứng vài trăm ngàn rồi… trốn. Chỉ đến khi các chủ tàu đi dò hỏi xem có ai gặp cái người ấy ở đâu không thì mới vỡ lẽ ra cùng là nạn nhân của anh ta.

Ông Nguyễn Văn Nhàn, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác & BVNLTS Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay, toàn tỉnh có khoảng 6.700 tàu cá lớn nhỏ. Tàu lưới vây cần 18-20 lao động phổ thông, tàu giã cào cần từ 6-9 lao động. Đem nhân với số lượng tàu cá như trên, đủ thấy nhu cầu nhân công đi biển ở tình này là rất lớn. Tuy nhiên, lao động địa phương ngày càng khan hiếm, các chủ tàu buộc phải tìm kiếm, thuê lao động từ các tỉnh khác.
Tuy nhiên, nỗi lo bị gạt mất tiền bạc không lớn bằng nỗi lo thiếu hụt lao động đi biển. Bởi theo ông Trần Văn Hoa, cán bộ thủy sản xã Phước Tỉnh, mỗi tàu cá đóng mới theo thời giá bây giờ phải từ 1,5-2 tỷ đồng. Cặp tàu lưới kéo đôi, đầu tư mới, hết hơn 5 tỷ đồng. Sở hữu những con tàu có giá trị lớn như thế, tất nhiên không chủ tàu nào muốn nó phải nằm bờ. Vả lại, nếu trúng vài chuyến đi biển, chủ toàn có thể hoàn lại vốn đóng tàu.

Vì thế, các chủ tàu vẫn phải tìm cho bằng được lao động đi biển, kể cả là những người lạ đến từ những tỉnh xa. Do đó, ở nhiều làng chài ven biển đã xuất hiện khá nhiều “cò” lao động. “Cò” có thể là chủ tàu hoặc bạn ghe đã giải nghệ, có thể là những người có mối quen biết rộng… Cứ mỗi một bạn ghe được “cò” giới thiệu, chủ tàu phải lót tay 300 ngàn đồng. Mỗi tàu bình quân sử dụng 20-30 lao động, tính ra số tiền chủ ghe phải lót tay cho mỗi chuyến biển lên tới 6-9 triệu đồng. Với cặp tàu lưới kéo đôi, cần tới 40-50 lao động, số tiền lót tay cho “cò” có thể lên tới 12-15 triệu đồng.

Thành ra, lao động càng thiếu thì chỉ càng tổ “béo” cò. Không những thế, theo tiết lộ của một số ngư dân Phước Tỉnh, do phải tốn tiền lót tay cho “cò”, nên không ít chủ tàu đã không còn sòng phẳng trong việc ăn chia với bạn ghe như trước đây. Do đó, lại càng làm nảy sinh thêm tình trạng bạn ghe không còn mặn mà theo tàu đi đánh bắt cá.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm