| Hotline: 0983.970.780

Bình Định: Đầu tư thiết bị quan trắc tự động hiệu quả

Thứ Năm 16/12/2021 , 12:31 (GMT+7)

Lượng mưa gây lũ vào cuối tháng 11/2021 chẳng kém đợt lũ lịch sử năm 2013, nhờ hệ thống quan trắc tự động nên Bình Định chủ động giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

Đầu tư mạnh hệ thống quan trắc tự động

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, từ năm 2014 đến nay, Bình Định nỗ lực đầu tư lớn cho hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong dự báo, cảnh báo thiên tai. Nhờ vậy, công tác phòng chống thiên tai, lũ lụt trên địa bàn tỉnh này đã có chuyển biến rõ rệt.

Đến nay, Bình Định đã lắp đặt hoàn thiện hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn quốc gia với 1 trạm hải văn ở thành phố Quy Nhơn; 5 trạm thủy văn trên sông, 4 trạm quan trắc mực nước sông tự động. Bên cạnh đó, Bình Định cũng đã lắp đặt trạm quan trắc mưa tại 25 hồ chứa. Hiện Bình Định đã có 69 hồ được lắp đặt quan trắc mực nước hồ; 15 hồ được quan trắc lưu lượng nước đến và lưu lượng nước xả. Số liệu quan trắc của các trạm đo mưa và mực nước tự động được truyền trực tuyến về Chi cục Thủy lợi Bình Định để giám sát, đề xuất chỉ đạo, điều hành.

Trạm đo mưa tự động tại hồ Núi Một (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Trạm đo mưa tự động tại hồ Núi Một (thị xã An Nhơn, Bình Định). Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định, tại hồ Định Bình, hồ chứa có dung tích lớn nhất tỉnh Bình Định với 226 triệu m3 nước, đã được lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống camera giám sát 12 cửa tràn và 4 trạm đo mưa tự động. Các trang thiết bị hiện đại đã giúp đơn vị này thực hiện chính xác hơn nhiệm vụ bảo vệ công trình. Hơn nữa, các trang thiết bị hiện đại cũng giúp việc kiểm tra, giám sát lượng mưa, lượng nước đến cũng thuận lợi hơn.

Góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai

Bình Định được đánh giá là 1 trong những tỉnh đầu tiên trong cả nước đầu tư bài bản cho hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng. Theo đó, Chi cục Thủy lợi Bình Định xây dựng hệ thống quản lý, tiếp nhận chung các nguồn dữ liệu từ rất nhiều trạm quan trắc đo lượng mưa, mực nước sông tự động chuyển về máy chủ. Từ cuối năm 2019, ngành thủy lợi Bình Định đã từng bước hoàn thiện phần mềm nhận dữ liệu quan trắc về mưa, mực nước trên sông, hồ và sử dụng thuật toán để phân tích, dự báo. Nhờ hệ thống này mà việc dự báo, cảnh báo ngày càng tốt hơn.

Theo dõi mực nước hồ Núi Một (thị xã An Nhơn, Bình Định) qua hệ thống quan trắc tự động. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo dõi mực nước hồ Núi Một (thị xã An Nhơn, Bình Định) qua hệ thống quan trắc tự động. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, các trạm quan trắc mưa tại các hồ chứa và quan trắc mực nước sông tự động đã giúp cho ngành chức năng dự báo sớm tình hình mưa lũ trước 5-7 tiếng đồng hồ, nhờ đó chủ động được việc phòng tránh, hạn chế được thiệt hại do thiên tai.

Ông Chương minh họa: Khi Đài Khí tượng thủy văn dự báo trên địa bàn có mưa, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh sẽ cử cán bộ theo dõi các trạm đo mưa tự động để biết lượng mưa lớn xảy ra ở lưu vực nào. Cứ 10 phút các trạm đo mưa tự động báo về 1 lần. Khi ấy, ngành chức năng căn cứ lưu lượng mưa để tính ra lưu lượng nước chảy về các sông và hồ chứa bao nhiêu, vào thời điểm nào. Từ đó chủ động cho nước qua tràn bao nhiêu, giữ lại hồ bao nhiêu để vừa phù hợp với tình hình thực tế, vừa cắt giảm lũ cho hạ du.

“Nếu hạ lưu đang ngập nặng, nhưng qua các trạm đo mưa tự động, ngành chức năng biết lượng mưa ở lưu vực đầu nguồn đã giảm thì chúng tôi sẽ giữ nước lại trong các hồ chứa để chờ nước ở hạ du rút bớt, đến khi ấy mới điều tiết nước trong hồ ra để tiếp tục đối phó với những đợt mưa tiếp theo”, ông Chương cho hay.

Nhờ hệ thống quan trắc tự động, ngành chức năng Bình Định điều tiết nước các hồ chứa hợp lý góp phần giảm ngập cho hạ du trong đợt mưa lũ vừa qua. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Nhờ hệ thống quan trắc tự động, ngành chức năng Bình Định điều tiết nước các hồ chứa hợp lý góp phần giảm ngập cho hạ du trong đợt mưa lũ vừa qua. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Chương, từ việc nắm bắt nhanh lượng mưa thực tế thì mới có thể tính toán sớm được lưu lượng lũ, căn cứ vào các khu vực có hồ chứa nước vận hành góp phần điều tiết lũ, hoặc nếu mưa lớn ở lưu vực không có hồ chứa nước để thực hiện điều tiết lũ thì ngành chức năng sẽ cảnh báo sớm lũ lụt cho người dân vùng hạ du biết mà phòng tránh.

“Về lâu về dài, chúng tôi sẽ xây dựng từng kịch bản dự báo ứng phó lũ lụt. Ví như lượng mưa ở lưu vực Vân Canh bao nhiêu thì trong thời gian cụ thể nước lũ xuống khu vực hạ lưu sông Hà Thanh ở Diêu Trì gây ngập lụt ở vùng Nhơn Bình, Nhơn Phú (thành phố Quy Nhơn) với mức độ như thế nào, thông báo để người dân chủ động phòng tránh. Chúng tôi hy vọng việc phát triển các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) ở thành phố Quy Nhơn những năm tới sẽ góp phần hỗ trợ công tác tính toán nhanh hơn, chính xác hơn theo diễn biến thực tế để phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống lũ lụt trên địa bàn tỉnh”, ông Hồ Đắc Chương chia sẻ.

Xem thêm
Việt Nam - Indonesia hợp tác thúc đẩy an ninh lương thực

Chiều 19/5, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Insdonesia Andi Amran Sulaiman.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.