| Hotline: 0983.970.780

Vào hè, dịch bệnh gia súc diễn biến phức tạp

Bình Định: Dịch viêm da nổi cục lan nhanh ra 7 huyện, thị

Thứ Ba 08/06/2021 , 17:13 (GMT+7)

Chỉ sau hơn 1 tháng xuất hiện ổ dịch đầu tiên, đến nay dịch bệnh viêm da nổi cục đã lây lan chóng mặt ra 37 xã tại 7 huyện, thị tại Bình Định.

Tại Bình Định, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) xảy ra ngày 23/4 tại địa bàn thôn Phú Trung, xã Cát Thành (huyện Phù Cát) với số lượng gia súc mắc bệnh theo điều tra dịch tễ ban đầu là 17 con trên tổng đàn 42 con của 9 hộ.

Chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua, dịch bệnh VDNC đã nhanh chóng lây lan sang 7 huyện, thị xã trong tỉnh với số lượng gia súc bị bệnh 941 con của 730 hộ dân thuộc 200 thôn ở 55 xã thuộc các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Hoài Ân, Thị xã Hoài Nhơn và Thị xã An Nhơn.

Là địa phương có tổng đàn trâu bò lớn hàng đầu ở miền Trung, dịch bệnh viêm da nổi cục đang đe dọa nghiêm trọng chăn nuôi của Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Là địa phương có tổng đàn trâu bò lớn hàng đầu ở miền Trung, dịch bệnh viêm da nổi cục đang đe dọa nghiêm trọng chăn nuôi của Bình Định. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo ông Nguyễn Văn Quốc, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, dịch bệnh VDNC lây nhiễm nhanh trên đàn bò của tỉnh qua các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ve... Ngành chức năng nhận định các phương tiện vận chuyển trâu, bò ra vào địa phương có mang theo mầm bệnh cũng là một nguồn lây nhiễm.

Lúc đầu, các ổ dịch phát sinh lẻ tẻ, bình quân mỗi xã có khoảng 15 con bò dính bệnh, nhưng loại dịch này lại lây lan rất nhanh từ địa bàn này đến địa bàn khác với khoảng cách xa. Điều này đã gây không ít khó khăn cho lực lượng thú y trong quá trình lấy mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm, bao vây, khống chế dịch bệnh.

Bình Định là tỉnh có tổng đàn trâu bò rất lớn tại miền Trung. Vì vậy, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguy cơ phát sinh thêm các ổ dịch mới tại nhiều địa phương trong thời gian đến rất cao.

Trước tình hình trên, Bình Định đã kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống bệnh dịch VDNC cấp huyện, cấp xã tại các địa phương đang xẩy ra dịch; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ đứng chân địa bàn để đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo công tác chống dịch. Tổ chức họp quán triệt BCĐ và họp dân để triển khai công tác phòng chống dịch.

Tại huyện Phù Cát, lãnh đạo địa phương này đã ban hành quyết định công bố dịch bệnh VDNC trên địa bàn. Đồng thời, ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh; kịp thời phát hiện để có biện pháp bao vây, khống chế nhanh tình hình dịch bệnh.

Công tác triển khai phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò đang được ngành chức năng của Bình Định rốt ráo triển khai. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Công tác triển khai phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò đang được ngành chức năng của Bình Định rốt ráo triển khai. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Cán bộ kỹ thuật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và chính quyền các địa phương phối hợp tổ chức điều tra thống kê tình hình dịch bệnh; hướng dẫn chủ hộ có gia súc bị bệnh cách ly bò bệnh, thực hiện tiêu độc sát trùng, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng, giữ bò tại chuồng, không chăn thả trâu, bò ra bãi chăn khu vực đang có dịch; thực hiện cam kết giữ bò tại chuồng để chăm sóc, điều trị, không bán chạy, giết mổ gia súc bệnh.

Thường xuyên thực hiện các biện pháp ngăn chặn, tiêu diệt côn trùng ký sinh trên trâu bò và xung quanh khu vực chăn nuôi. Chi cục Chăn nuôi  và Thú y tỉnh đồng thời thành lập đội phòng chống dịch, phân công cán bộ đứng chân địa bàn nắm bắt diễn biến tình hình dịch báo cáo kịp thời để có biện pháp xử lý, phổ biến các quy định phòng, chống dịch bệnh. 

Bên cạnh đó, cấp phát tờ rơi, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC và biện pháp ngăn chặn côn trùng cho trâu bò. Vận động người chăn nuôi hợp tác khai báo với chính quyền cơ sở khi phát hiện trâu, bò nghị bị bệnh; hạn chế chăn thả, nghiêm cấm mua bán, vận chuyển, giết mổ trâu bò ra vào địa bàn...

Ngành chức năng Bình Định đã tổ chức ra quân phun thuốc tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh và côn trùng trong môi trường mỗi ngày 2 lần tại các thôn đang xảy ra dịch và mỗi tuần 2 lần tại các địa bàn còn lại.

Bình Định đã cấp 7.080 lít thuốc sát trùng Benkocide cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện công tác tiêu độc sát trùng phòng chống dịch bệnh. Tỉnh cũng đã tổ chức tiêm phòng vacxin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò trên địa bàn gần 40.000.

Xem thêm
Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất