| Hotline: 0983.970.780

Bộ Giao thông lên tiếng về nghi án tập đoàn Nhật Bản hối lộ lãnh đạo đường sắt VN

Chủ Nhật 23/03/2014 , 16:26 (GMT+7)

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.


Hệ thống cầu đường sắt Việt Nam hợp tác Nhật Bản đầu tư xây dựng giúp tàu chạy đúng tốc độ thiết kế. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Liên quan đến việc tờ Nhật báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa thông tin chủ tịch Tập đoàn tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận tập đoàn này đưa hối lộ cho một vài lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam 80 triệu yen (hơn 700.000 USD), Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, Bộ Giao thông Vận tải đã tiếp nhận thông tin và đã liên tục chỉ đạo cho rà soát, tổng hợp lại quá trình quản lý thực hiện của dự án cũng như cơ quan có liên quan.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phải rà soát cụ thể về thời gian, thời điểm, những người theo dõi, phụ trách trong thời gian đó.

“Hiện, Bộ Giao thông Vận tải chưa nhận được thông tin hay yêu cầu điều tra từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, Bộ đã liên tục chỉ đạo Tổng công ty đường sắt Việt Nam cần khẩn trương ra soát lại và có báo cáo, khi có thông tin Bộ sẽ có thông báo cụ thể.”  
Trước đó, ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây bị kết án 20 năm tù vì nhận hối lộ 262.000 USD từ quan chức Nhật Bản để Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Pacific Consultants International - PCI, trụ sở chính tại Nhật) thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.

Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, hiện chưa thể trả lời cụ thể về việc xung quanh thông tin JTC hối lộ lãnh đạo đường sắt Việt Nam 80 triệu yen.

“Sau khi có thông tin này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã cho triển khai ra soát lại các cơ quan có liên quan và làm báo cáo và sẽ có phương hướng triển khai tiếp. Còn hiện tại chưa có thông tin gì,” ông Thành khẳng định.

Trước đó, nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin, ngày 21/3, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Công ty Tư vấn Giao thông Vận tải Nhật Bản (JTC) có trụ sở ở Tokyo, vừa thừa nhận đã trả tiền "lại quả" cho một số công chức Việt Nam, Indonesia và Uzbekistan để nhận được hợp đồng cho các dự án ODA ở ba nước này.

Cụ thể, JTC đã “lại quả” 80 triệu yen (khoảng 16,6 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam; 30 triệu yen cho 3 dự án 2,9 tỷ yen ở Indonesia, và 20 triệu yen cho một dự án khoảng 700 triệu yen ở Uzbekistan.

Theo tờ Yomiuri Shimbun thông tin, JTC bị cho là đã trả tiền "lại quả" cho 5 quan chức, trong đó có một người công tác ở đơn vị quản lý dự án của Tổng Cty Đường sắt Việt Nam và một người phụ trách Tổng cục Đường sắt thuộc Bộ Giao thông Vận tải Indonesia. Song danh tính những người này không được tiết lộ.

Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt như các dự án an toàn giao thông đường sắt Bắc-Nam, xử lý cầu yếu, dự án đường sắt đô thị và cả dự án nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Chủ đầu tư các dự án này đều là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

>>JTC (Nhật) hối lộ lãnh đạo đường sắt VN hơn 700.000 USD?

(VIETNAM+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm