| Hotline: 0983.970.780

Bộ giống Thái Bình trên cánh đồng mẫu lớn

Thứ Hai 10/04/2017 , 13:55 (GMT+7)

Vụ ĐX 2016-2017, lần đầu tiên xã Hoài Đức (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đưa vào SX đại trà 3 giống lúa TBR225, TBR1 và BC15 của Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình trên cánh đồng mẫu lớn...

16-16-34_1
Tham quan CĐML lúa BC15 tại xã Hoài Đức

Vụ ĐX 2016-2017, lần đầu tiên xã Hoài Đức (huyện Hoài Nhơn, Bình Định) đưa vào SX đại trà 3 giống lúa TBR225, TBR1 và BC15 của Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình trên cánh đồng mẫu lớn với diện tích hơn 110ha. Những tính năng vượt trội của cả 3 giống lúa nói trên nhanh chóng khiến nông dân của địa phương này mê mẩn.
 

Năng suất cao

Vụ này được triển khai trong bối cảnh thời tiết vô cùng bất thuận, địa bàn xã Hoài Đức không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo nông dân ở địa phương này, nhờ sử dụng 3 giống lúa TBR225, TBR1 và BC15 nên bà con có được vụ mùa như ý.

Nông dân Lê Văn Mau ở thôn Lại Khánh (xã Hoài Đức) cho biết: “Vụ ĐX vừa qua lần đầu tiên tui sạ giống TBR225. Khi vừa sạ giống mưa lũ liên tục xảy ra, bao nhiêu giống trên ruộng trôi dạt tứ tán, tui cứ tưởng là giống hư trọi lỏi. Không ngờ chỉ 1 tuần sau khi lũ rút, cây lúa phát triển mạnh như chưa hề bị ngập lũ. Giống đẻ nhánh khỏe nên đám ruộng nhanh chóng kín lúa, tốt bời bời. Bón nhẹ phân mà ít bị sâu bệnh tấn công. Lúa trỗ gié rất dài, bông lúa hạt đóng dày. Nhìn mã lúa tui chắc chắn đạt năng suất phải đến 75 tạ/ha”.

Anh Đỗ Minh Tâm, nông dân thôn Lại Khánh khẳng định thêm: “Giống TBR225 đẻ nhánh rất mạnh nên sạ 4kg/sào Trung bộ (500m2) vẫn rất dày, giống này chỉ cần sạ 3-3,5kg giống/sào là vừa đủ”.

Nông dân Nguyễn Văn Thao (thôn Lại Khánh) làm 2 sào lúa BC15 thì cho hay: “Tui mê giống lúa này vì từ giai đoạn giữa vụ đến cuối vụ những đám ruộng chung quanh đều bị rầy tấn công, riêng đám ruộng của tui không hề có. Đây là lần đầu tiên tui làm giống BC15, nhưng qua đài báo tui biết giống lúa này cho hiệu quả kinh tế cao nên khi cán bộ xã khuyến cáo tui đồng ý làm ngay”.

Sau khi đi thăm đồng, bà Trương Thị Thúy Ức, Phó phòng NN-PTNT huyện Hoài Nhơn nhận định: “Năng suất bình quân của cả 3 giống lúa TBR225, TBR1 và BC15 trên cánh đồng mẫu lớn ở xã Hoài Đức chắc chắn sẽ đạt trên 72 tạ/ha, cao hơn năng suất lúa bình quân toàn huyện”.
 

Tiếp cận được tiến bộ KHKT

Bà Võ Thị Hoa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoài Đức không giấu được niềm phấn khởi khi triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn làm 3 giống lúa của Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình. Nông dân ở địa phương đã bắt đầu tiếp cận được phương pháp canh tác lúa hiện đại nhờ cán bộ kỹ thuật của công ty thường xuyên bám đồng hướng dẫn quy trình SX cho nông dân.

“Khi xuống giống, bà con ai nấy đều lo ngay ngáy vì trước giờ quen mật độ sạ dày, bây giờ chỉ sạ 4 - 5kg nông dân ngại cây lúa lên thưa, mất năng suất. Khi được cán bộ kỹ thuật của công ty đảm bảo bà con mới tạm yên tâm. Đến khi thấy bụi lúa nở đầy, thậm chí dày bà con mới thực sự tin”, bà Hoa nói.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Hoài Đức, ông Hoàng Quốc Việt thừa nhận công tác giống của địa phương thuộc loại yếu so với các địa phương trong huyện, bởi nông dân đã quen tập quán sử dụng lúa thịt làm lúa giống và gieo sạ mật độ dày, nên chính quyền có khuyến cáo mấy cũng không thể đưa giống mới vào.

“Mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ ĐX 2016-2017 sử dụng 3 giống lúa thần TBR225, TBR1 và BC15 của Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình hiệu quả đạt trông thấy, nhờ đó ý thức sử dụng các giống nguyên chủng và giống xác nhận vào SX của nông dân và phương pháp canh tác có chuyển biến, chúng tôi thật sự mừng”, ông Việt bộc bạch.

Bà Đoàn Thị Được, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn nhận xét: “Cả 3 giống lúa TBR225, TBR1 và BC15 không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng gạo cũng rất đạt. Giống BC15 cho hạt gạo trong, cơm dẻo, ngon mùi vị đậm, còn gạo TBR225 nấu cơm lên cơm cũng dẻo và thơm ngon. Giống TBR225 phù hợp với vụ ĐX và giống TBR1 rất phù hợp với vụ hè thu trên địa bàn vì nó chống chịu nắng nóng tốt”.

“Trong thời gian tới, công ty chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với ngành chức năng và chính quyền xã Hoài Đức chuyển giao các bộ giống mới, năng suất cao, kháng sâu bệnh để nông dân chọn lựa đưa vào SX đại trà; chúng tôi cũng sẵn sàng phối hợp với địa phương trong công tác SX lúa giống theo chuỗi giá trị”, ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên, Tổng Cty Giống cây trồng Thái Bình.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm