| Hotline: 0983.970.780

Bộ NNPTNT phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt

Thứ Sáu 20/04/2012 , 15:38 (GMT+7)

Đề án trên được phê duyệt với quan điểm tái cơ cấu ngành trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững,... bởi sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

Đề án trên được phê duyệt với quan điểm tái cơ cấu ngành trồng trọt phải theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng và bền vững,... bởi sản xuất trồng trọt có tầm quan trọng đặc biệt, trực tiếp đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xóa đói giảm nghèo.

>> Sẽ có quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao
>> Quy hoạch trồng nhưng chưa biết bán cho ai
>> Bao giờ hết “ăn chực nằm chờ?”
>> Quy hoạch trái cây: Chỉ còn chờ ý kiến của Bộ 

Trong cơ cấu ngành trồng trọt đến năm 2020, cây lương thực vẫn đóng vai trò chủ lực khi chiếm 50,7%, tiếp đến là cây công nghiệp chiếm 24%, còn lại là cây ăn quả và rau, đậu.

Ngành cũng phấn đấu giá trị sản xuất trồng trọt tăng trưởng bình quân đạt 2 – 2,5%/năm; sản lượng lương thực có hạt đạt 49,5 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 22 tỷ USD, giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng trọt bình quân 70 triệu đồng...

Riêng đối với cây lúa, quỹ đất trồng lúa năm 2015 là 3,899 triệu ha, năm 2020 bảo vệ quỹ đất lúa ổn định là 3,812 triệu ha; áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh tiên tiến để đạt sản lượng từ 41-43 triệu tấn vào năm 2012 và 2020.

Đối với cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su... Đề án nêu rõ, năm 2020, sản lượng chè búp tươi đạt 1 triệu tấn, xuất khẩu 130 ngàn tấn; sản lượng cà phê đạt 1,1 triệu tấn, xuất khẩu 1 triệu tấn...

Mở rộng phương thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn”

Đề án cũng đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Trong tổ chức sản xuất trồng trọt, Bộ Nông nghiệp khuyến khích phát triển các hình thức liên kết nông hộ để hình thành các tổ chức sản xuất – tiêu thụ, các hợp tác xã chuyên ngành. Mở rộng phương thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn”, trong đó tập trung vào cây lúa và cây trồng có thị trường, sản xuất theo hướng hàng hóa.

Song song với việc quy hoạch thì phát triển thị trường và xúc tiến thương mại cũng là những lĩnh vực được ưu tiên. Trong đó tập trung giữ vững các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Phi-li-pin... và mở rộng các thị trường ở Đông Âu, Trung Đông, Hàn Quốc,... nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản.

Đối với cơ sở hạ tầng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chú trọng tới phát triển thủy lợi và giao thông nông thôn. Hệ thống thủy lợi sẽ tiếp tục được đầu tư nâng cấp, đảm bảo đủ nguồn nước để khai thác có hiệu quả 4,5 triệu ha đất canh tác hàng năm. Hệ thống giao thông nông thôn ưu tiên làm đường ở các vùng cao, miền núi, nhất là các huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% để tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm...

Theo chinhphu.vn

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía Cù Lao Dung tìm lại thời vàng son

Sóc Trăng Giá mía khởi sắc, niềm tin của chính quyền và người dân, sự quyết tâm của doanh nghiệp tạo điều kiện đưa cây mía Cù Lao Dung về lại thời vàng son.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.