| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thị sát các công trình thủy nông và nông nghiệp 4.0

Thứ Sáu 16/04/2021 , 21:02 (GMT+7)

Ngày 16/4, Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu đã đi thị sát các công trình thủy nông và nông nghiệp 4.0 tại Tây Ninh…

Dự án nghìn tỷ đẩy nhanh tiến độ

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đi thị sát một số dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hồ Dầu Tiếng, thăm mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện Châu Thành và thăm công trình vượt Sông Vàm Cỏ Đông nằm trong Dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông và Đập Tha – La.

Công trình dẫn nước vượt sông Vàm Cỏ đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Ảnh: Trần Trung.

Công trình dẫn nước vượt sông Vàm Cỏ đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Quốc Cường – Giám đốc BQL dự án nông nghiệp tỉnh Tây Ninh cho biết: “Dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông là công trình thuỷ lợi cấp II, cấp nước tự chảy cho 16.953 ha đất nông nghiệp tại hai huyện Châu Thành và Bến Cầu.

Dự án đã được triển khai vào đầu năm 2018, gồm kênh chuyển nước dài 16,67 km và một cây cầu máng vượt sông Vàm Cỏ Đông cùng với các tuyến kênh chính, kênh cấp 1 và các công trình khác”. 

Theo ông Cường, Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, được phân chia thành 14 gói thầu xây lắp với tổng giá trị xây lắp là 671 tỷ đồng. Đến nay, toàn bộ dự án đã triển khai thi công đạt trên 75% khối lượng. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành năm 2022.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi thị sát các công trình thủy nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi thị sát các công trình thủy nông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Chủ tịch UBND huyện Châu Thành Lê Phước Dũng cũng chia sẻ, lâu nay sản xuất nông nghiệp ở các xã phía Tây sông Vàm Cỏ Đông vẫn đa phần trông chờ vào nguồn nước mưa và nước ngầm. Nguồn nước thường không đủ nên năng suất cây trồng không cao.

“Dự án là mong ước lớn của người dân trong huyện, nhất là ở các xã vùng biên giới phía Tây vẫn phải sản xuất bằng nguồn nước tự nhiên. Dự án đi vào hoạt động sẽ là cơ hội để chuyển đổi vùng phía Tây sang sản xuất cây công nghiệp hoặc các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đối với công trình thủy lợi Dầu Tiếng, ông Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, công trình này đã nhận được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và Bộ, đến nay tỉnh cũng đã triển khai theo đúng tiến độ và đạt yêu cầu chất lượng. Trong giai đoạn 2, mong muốn được đầu tư nguồn vốn bê tông hóa, vừa bảo đảm không bị thất thoát nước, bảo đảm phục vụ cho hệ thống tưới tiêu ổn định lâu dài mang lại hiệu quả cao. 

Đoàn công tác thăm quan mô hình nông nghiệp 4.0 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Đoàn công tác thăm quan mô hình nông nghiệp 4.0 tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

 Về hệ thống hạ tầng tưới tiêu của Tây Ninh đến nay đạt rất khá so với cả nước, cũng nhờ hệ thống hạ tầng này mà tỉnh đã hình thành nên những vùng phát triển nông nghiệp đặc thù (mía –mì –cao su) đứng nhất nhì trong nước.  

“Nếu hoàn thành công trình này thì gần như 100% các khu vực trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã được kết nối sử dụng đồng bộ có hiệu quả từ hệ thống nước tưới tiêu từ hồ Dầu Tiếng, tạo cơ hội phát triển nền nông nghiệp Tây Ninh mang tính bứt phá, toàn diện hơn”, ông Ngọc khẳng định.   

Mô hình nông nghiệp 4.0 khép kín

Đến thăm nông trường mía đường của Công ty cổ phần TTC - Biên Hoà tại xã Thành Long, huyện Châu Thành, Đoàn cũng đã chứng kiến mô hình sản xuất hiện đại, vừa cơ giới hóa, vừa ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng 4.0, sản xuất quy mô lớn với hạ tầng đồng bộ, gắn kết được với nông dân và hợp tác xã.

Báo cáo với Đoàn, ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc nông nghiệp, Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa cho biết: “Nông trường có diện tích 1.000 ha, hiện đang ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa cao từ các khâu sản xuất như trồng, tưới, bón phân tự động qua phần mềm đến xử lý cỏ bón phân bằng cơ giới”.

Hệ thống tưới phun bằng công nghệ hiện đại ứng dụng trên cánh đồng mía của Nông trường mía đường - Công ty TTC, tại tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung. 

Hệ thống tưới phun bằng công nghệ hiện đại ứng dụng trên cánh đồng mía của Nông trường mía đường - Công ty TTC, tại tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung. 

Theo đại diện Công ty Cổ phần TTC - Biên Hoà, TTC - Biên Hoà đang áp dụng chính sách trợ giá sản xuất và thu mua cho bà con nông dân, như trợ giá đầu tư mía Đông Xuân và mía gốc vụ đầu tư 2019 - 2020 thu hoạch vụ 2020-2021 là 1 triệu đồng/ha đối với mía thu hoạch lần đầu và đối với mía gốc, bình quân là 16.000 đồng/tấn.

Như vậy, tổng giá mua mía bao gồm các khoản trợ giá đối với vụ đầu tư Đông Xuân và mía gốc vụ 2019-2020 thu hoạch vụ 2020-2021, ở mức 866.000 đồng/tấn đến 966.000 đồng/tấn (mía 10 CCS), tuỳ theo đối tượng khách hàng và khu vực.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra chất lượng chuối trồng theo công nghệ cao của Công ty TTC. Ảnh: Trần Trung.

Đoàn công tác Bộ NN-PTNT kiểm tra chất lượng chuối trồng theo công nghệ cao của Công ty TTC. Ảnh: Trần Trung.

Qua đó, giúp năng suất mía cao, chất lượng tốt, hiệu quả vượt trội so với sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất ra sản phẩm đường organic có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Tây Ninh thực hiện tốt "nhiệm vụ kép"

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, hiện nay địa phương đang chuyển sang tái cơ cấu nông nghiệp sẽ lựa chọn chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng chuỗi giá trị. Nâng cao năng suất chất lượng tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu để xuất khẩu đem lại giá trị cao. Tây Ninh sẽ cố gắng không chỉ sống bằng nông nghiệp mà còn làm giàu từ nông nghiệp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Trần Trung.

Ông Trần Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, quý I/2021, dù phải thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế, nhưng địa phương vẫn đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Địa phương đang tập trung triển khai một số chương trình, dự án nông nghiệp trọng điểm, hướng tới xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) tại huyện Tân Châu với tổng diện tích trên 1.986 ha. Với mục tiêu phát triển chế biến một số sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi kết hợp chuyển giao công nghệ, thực hiện liên kết chuỗi giá trị nông nghiệp.

Đồng thời, chủ trương của tỉnh sẽ xây dựng đề án phát triển vùng nuôi trồng chuyên canh thủy sản gắn với hệ thống kênh thuộc chương trình thủy lợi Dầu Tiếng. Giai đoạn 2021-2030, Tây Ninh sẽ phát triển 700 ha vùng chuyên canh thủy sản, kêu gọi đầu tư nhà máy chế biến thủy sản kết hợp phát triển vùng nguyên liệu.

Tây Ninh cũng tiếp tục kết nối với các tỉnh trong vùng để xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp không chỉ ở địa phương mà còn kết nối vùng nhằm tạo ra hiệu ứng phát triển lan tỏa khai thác tiềm năng lợi thế tốt hơn.

Trong thời gian qua, giữa tỉnh với Bộ NN-PTNT cũng có sự phối hợp để phát huy tiềm năng lợi thế, không chỉ dừng lại ở mặt thủy nông, nước sạch mà còn phục vụ phát triển kinh tế đa dạng hơn.

Tuy nhiên, để đẩy mạnh thu hút đầu tư lâu dài, vừa qua Bộ NN-PTNT cùng với địa phương đã thống nhất sớm hình thành tính pháp lý để bổ sung hồ Dầu Tiếng vào phát triển đa mục tiêu nhằm phát huy tối đa lợi thế phát triển kinh tế cho các địa phương.

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, hiện nay địa phương đang chuyển sang tái cơ cấu nông nghiệp sẽ lựa chọn chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng chuỗi giá trị. Ảnh: Trần Trung.

Theo UBND tỉnh Tây Ninh, hiện nay địa phương đang chuyển sang tái cơ cấu nông nghiệp sẽ lựa chọn chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng chuỗi giá trị. Ảnh: Trần Trung.

Hiện nay, Tây Ninh cũng đang tập trung đẩy mạnh quy hoạch thu hút các dự án công nghệ cao, cần tìm các đối tác nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển, tái cơ cấu cây trồng vật nuôi bền vững, đạt hiệu quả cao.   

Phát biểu chỉ đạo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Tây Ninh có nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao bởi địa phương sở hữu quỹ đất nông nghiệp rộng, hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư đồng bộ, quy mô đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, người dân Tây Ninh cần cù, chịu khó sáng tạo trong sản xuất”.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Tây Ninh có nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Trung.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Tây Ninh có nhiều tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao. Ảnh: Trần Trung.

Nhằm phát huy hết tiềm năng lợi thế sẵn có, Bộ trưởng yêu cầu, thời gian tới tỉnh Tây Ninh cần tạo ra hệ sinh thái về bức tranh nông nghiệp, trong đó lấy người nông dân làm trung tâm, phát triển nông nghiệp theo hướng hợp tác, liên kết ,thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm làm kim chỉ nam.

Để làm được điều này, địa phương cần thực hiện tốt công tác kêu gọi, thu hút các DN tầm cỡ vào đầu tư lĩnh vực nông nghiệp nhất là khâu chế biến tinh sản phẩm, đồng thời, tích cực vận động tuyên truyên, khuyến khích người dân tham gia vào THT, HTX tạo vùng nguyên liệu cung ứng cho các DN chế biến, từ đó, hình thành các chuỗi liên kết giữa nhà nông với nhà nông và nhà nông với DN.

Làm sao đó phải chuyển tư duy đơn giá thị trường thành đa giá thị trường đối với cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, góp phần giá tăng giá trị sản phẩm bởi dù gì đi nữa nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thị trường chi phối về mặt giá cả....

Đối với hồ Dầu Tiếng, Bộ trưởng chỉ đạo, công tác vận hành, khai thác hiệu quả hồ Dầu Tiếng là vấn đề lớn liên quan đến nhiều bộ ngành liên quan. Đề nghị Công ty quản lý khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa cần phối hợp tốt với địa phương và các bộ ngành để phát huy hết giá trị, trong đó chú trọng về phát triển điện mặt trời, du lịch sinh thái...

“Hiện TP.HCM là đầu tàu cả nước về lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, địa phương cần phải liên kết với các khu nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố vì họ có kinh nghiệm và có các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, thậm chí còn mở ra quan hệ hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học, công nghệ nano.

Ngoài ra, Tây Ninh cũng có thể mời một số doanh nghiệp và những tập đoàn lớn cùng ngồi bàn tròn để trao đổi cách làm nông nghiệp công nghệ cao. Vì tư duy doanh nghiệp rất nhanh nhạy với thị trường, như con tôm, con cá nhạy cảm với nước mặn, ngọt, hay côn trùng nhạy cảm với thời tiết trời nắng mưa.

Tôi tin tưởng rằng nếu kết nối được, Tây Ninh sẽ có nền nông nghiệp công nghệ cao vượt trội trong khu vực”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

“Nông nghiệp hiện nay được Đảng bộ tỉnh Tây Ninh chọn là 1 trong 4 chương trình đột phá, trong đó hướng đến mục tiêu phát triển chuỗi giá trị và từng bước ứng dụng NNCNC.

Tây Ninh tiếp tục đồng bộ hóa các cơ sở hạ tầng về nông nghiệp và hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thu hút cá nhà đầu tư có tâm huyết, trách nhiệm, năng lực với ngành nông nghiệp; đồng thời tạo hiệu ứng phát triển nông nghiệp một cách đồng bộ và bền vững nhất”, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nói.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hàng trăm tấn rong trôi dạt vào biển Đồ Sơn, Cát Bà là rong mơ

HẢI PHÒNG Những ngày vừa qua, tại khu vực biển thuộc quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn xuất hiện hàng trăm tấn rong trôi dạt vào bờ, rồi tràn lên các bãi tắm.