| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận xử lý vấn đề Báo Nông nghiệp Việt Nam nêu về điện mặt trời

Thứ Ba 13/04/2021 , 13:46 (GMT+7)

Sau khi Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh chủ đầu tư dự án điện mặt trời quây bao hồ thủy lợi hồ Bầu Ngứ, tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo kiểm tra, xử lý.

Tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo, xử lý phản ánh Báo Nông nghiệp Việt Nam về điện mặt trời hồ Bầu Ngứ. Ảnh: KS.

Tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo, xử lý phản ánh Báo Nông nghiệp Việt Nam về điện mặt trời hồ Bầu Ngứ. Ảnh: KS.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi, chính quyền địa phương và đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý theo nội dung phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam: Chủ đầu tư dự án điện mặt trời quây bao hồ thủy lợi hồ Bầu Ngứ.

Dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Trường Thành làm chủ đầu tư. Ảnh: KS.

Dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Trường Thành làm chủ đầu tư. Ảnh: KS.

Đồng thời chủ động kiểm tra, rà soát các dự án điện mặt trời trên hồ thủy lợi đã và đang triển khai thi công trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo duy trì lối đi dân sinh hoặc có phương án mở tuyến đường dân sinh phù hợp vừa phục vụ hoạt động sản xuất, chăn nuôi của người dân trong khu vực, vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ an toàn tài sản, thiết bị của nhà máy điện mặt trời; đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Báo cáo kết quả cho UBND tỉnh Ninh Thuận trước ngày 17/4/2021.

Sau khi nhận chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Công Thương sẽ tổ chức buổi khảo sát thực tế dự án điện mặt trời hồ Bầu Ngứ vào ngày 14/4, do ông Đạo Văn Rớt, Phó Giám đốc Sở Công Thương chủ trì.

Ngoài ra còn có các địa diện các Sở Xây dựng, NN-PTNT, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Công ty TNHH Một thành viên khai thác các công trình thủy lợi; đại diện UBND huyện Thuận Nam; UBND xã Phước Dinh và lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành, chủ đầu tư dự án điện mặt trời trong lòng hồ Bầu Ngứ.

Dự án điện mặt trời Bầu Ngư bao quây nên người dân sống gần hồ không thể sản xuất, ruộng vườn khô khát. Ảnh: KS.

Dự án điện mặt trời Bầu Ngư bao quây nên người dân sống gần hồ không thể sản xuất, ruộng vườn khô khát. Ảnh: KS.

Vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam có loạt bài dài kỳ "Nông nghiệp, nông thôn bị lợi dụng, cày xới như thế nào?", trong đó kỳ 6, ra ngày 6/4/2021 có bài phản ánh: Chủ các dự án điện mặt trời 'quây' công trình thủy lợi là ai?

Nội dung phải ánh trước năm 2019, khi chưa có dự án điện mặt trời trong lòng hồ Bầu Ngứ, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận là nơi cung cấp nước ngọt phục vụ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp của hàng chục cư dân địa phương.

Nhờ đó, bà con nơi đây phát triển chăn nuôi gia súc rất thuận lợi. Nhà nào nuôi ít cũng vài chục con cừu, còn nhiều lên đến 300-400 con. Không những thế, bà con sống gần hồ đều tận dùng nguồn nước được xem “quý hơn vàng” ở vùng khô hạn nhất nước để bơm lên sản xuất rau màu, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Mỗi năm họ sản xuất được 2 vụ, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên mọi thứ bình yên bỗng phút chốc tan biến khi dự án điện mặt trời trong lòng hồ Bầu Ngứ triển khai đã ngang nhiên “độc chiếm” lòng hồ Bầu Ngứ.

Bức tường của dự án điện mặt trời Bầu Ngư xây dựng cao khiến vật nuôi và gia súc không thể tiếp cận nguồn nước như trước đây. Ảnh: MH.

Bức tường của dự án điện mặt trời Bầu Ngư xây dựng cao khiến vật nuôi và gia súc không thể tiếp cận nguồn nước như trước đây. Ảnh: MH.

Theo người dân, thời gian đầu xây dựng công trình điện mặt trời, chủ đầu tư cho thiết lập hàng rào bao quanh để bảo vệ tài sản. Con đường chính đi vào hồ lúc bấy giờ cũng được công ty cho làm hàng rào thép mỏng để hạn chế sự ra vào của người không phận sự và vật nuôi.

Đến khoảng năm 2020, chủ đầu tư đã cho bê tông hóa toàn bộ tường rào bao quanh và xây dựng cổng chắn khang trang, cắt cử người bảo vệ. Cũng kể từ đó, lòng hồ Bầu Ngứ biến thành vùng cấm đối với gia súc, cư dân địa phương.

Hậu quả của hệ lụy là người chăn nuôi đành bán bán vật nuôi, ruộng vườn khô khát, chỉ còn trông chờ vào nước trời khi mưa mới có thể sản xuất.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.