| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Y tế: 'Chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn'

Thứ Hai 10/05/2021 , 17:45 (GMT+7)

Biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh lây lan nhanh gấp 170% nhưng biến chủng của Ấn Độ còn nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng ở thời điểm này phải coi xét nghiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, cần phải làm.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng ở thời điểm này phải coi xét nghiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, cần phải làm.

Xét nghiệm là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm

Phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 10/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết với bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh. Do vậy, chúng ta phải chuẩn bị cho kịch bản xấu hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng ở thời điểm này phải coi xét nghiệm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, cần phải làm. Sau khi họp với các chuyên gia, chúng ta sẽ thay đổi phương thức xét nghiệm, cho áp dụng xét nghiệm kit kháng nguyên nhanh đại trà; cho phép các cơ sở, đặc biệt những khu công nghiệp, nhà máy, dịch vụ lưu trú, khu vực tập trung đông người xét nghiệm một cách thường xuyên. Đối với bệnh viện, Bộ Y tế yêu cầu xét nghiện kháng nguyên nhanh thường xuyên. Bộ Y tế muốn mở rộng tối đa việc xét nghiệm.

Cùng với đó việc xét nghiệm với người nhập cảnh trong các khu cách ly sẽ tiến hành cả xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể; dùng kháng nguyên nhanh để sàng lọc ngay ban đầu, từ đó, đưa ra các phương thức khác nhau để ứng phó.

Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện có trên 300 giường bệnh trở lên phải có một phòng xét nghiệm khẳng định Realtime-PCR, qua đó, tăng khả năng mua sắm với tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu xét nghiệm.

Theo Bộ trưởng, hiện công suất xét nghiệm của Việt Nam đã đạt cấp độ nhanh, tăng 1,7 lần so với thời kỳ cao điểm của đợt dịch Đà Nẵng (tháng 7/2020). Bộ Y tế cùng các lực lượng chức năng liên quan tổ chức tổng rà soát những người nhập cảnh, người tới các cơ sở vui chơi giải trí trong 1 tháng qua, bằng 2 phương thức xét nghiệm: Kháng nguyên và kháng thể; chuyển từ thế “chạy theo” xét nghiệm sang “tấn công”.

Tăng cường phòng chống Covid-19 tại các khu công nghiệp

Ngày 23/2, Bộ Y tế, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có văn bản số 1096/BYT-MT về việc tăng cường phòng, chống dịch trong tỉnh hình mới tại nơi làm việc.

Tuy nhiên công tác phòng, chống dịch tại nơi làm việc và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành phố chưa được thực hiện nghiêm túc theo đúng hướng dẫn của Ban Chỉ đạo. Nhiều tỉnh, thành phố còn chưa xây dựng kế hoạch và phương án cách ly phòng, chống dịch Covid-19 khi có trường hợp dương tính tại khu công nghiệp.

Công tác phòng, chống dịch tại nơi làm việc và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành phố chưa được thực hiện nghiêm túc.

Công tác phòng, chống dịch tại nơi làm việc và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nhiều tỉnh, thành phố chưa được thực hiện nghiêm túc.

Nhiều địa phương chưa thực hiện triển khai cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 cho các cơ sở sản xuất kinh doanh; việc tập huấn, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc và thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho các cơ sở sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

Để tăng cường đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, trong cùng ngày 10/5, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 đã có văn bản hoả tốc số 383/CV-BCD gửi UBND các tỉnh, thành phố trong cả nước đề nghị tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp.

Tính đến 12 giờ ngày 10/5, Việt Nam có tổng cộng 2.012 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 442 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 59.198 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 991 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác 25.804 người, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 32.403 người.

    Tags:
Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Mưu sinh lúc mưa dông, một ngư dân bị sét đánh tử vong

QUẢNG NINH Hoàn cảnh gia đình nạn nhân khá khó khăn, đang nuôi 4 con nhỏ ăn học. Nguồn thu chủ yếu của hai vợ chồng từ nghề đánh lồng.