| Hotline: 0983.970.780

Bước tiến sản xuất lúa ĐBSCL nhờ giảm giống gieo sạ và bón phân Đầu Trâu

Thứ Sáu 21/10/2022 , 07:05 (GMT+7)

Qua 6 vụ áp dụng liên tục giảm lượng giống gieo sạ và bón phân Đầu Trâu tại các tỉnh ĐBSCL, đã cho thấy bước tiến lớn mang lại cho sản xuất lúa.

Dưới điều kiện sinh thái bất lợi, biến đổi khí hậu diễn ra rất khốc liệt, việc giảm lượng giống lúa gieo sạ và kết hợp bón phân Đầu Trâu, cùng với các kỹ thuật canh tác tiến bộ có thể khắc phục, mang lại hiệu quả cao cho nghề trồng lúa. Vì vậy, phương pháp so sánh các số liệu thu được giữa mô hình và đối chứng của nông dân qua từng năm, từng vụ là phương pháp cơ bản.

Về năng suất lúa, bao gồm các phép đo năng suất thực thu và cả năng suất lý thuyết. Kết quả được trình bày tại hội nghị của từng cụm, từng tỉnh và hội nghị sơ - tổng kết toàn khu vực được thực hiện trên cơ sở báo cáo tổng kết của cán bộ khuyến nông các tỉnh. Kết quả của vụ trước được truyền lại cho nhóm nông dân vụ sau áp dụng.

Empty

Các mô hình canh tác lúa thông minh đã cải thiện rất lớn chi phí sản xuất và nâng cao năng suất cho nông dân ĐBSCL.

1) Ảnh hưởng của việc giảm giống gieo sạ kết hợp bón phân Đầu Trâu trong mô hình so với kỹ thuật canh tác của nông dân về năng suất và hiệu quả kinh tế qua các vụ, các năm.

- Vụ hè thu 2016: Về lượng giống gieo sạ, trong 13 mô hình của 13 tỉnh đều giống nhau, bình quân 80kg/ha. Ở các lô đối chứng gieo từ 100 đến 200kg giống, bình quân cả 13 tỉnh là 145kg. So với mô hình, lô đối chứng sạ nhiều hơn là 65kg/ha.

Về phân bón, mô hình chỉ sử dụng 2 loại phân Đầu Trâu là NPK.TE A1 và NPK. TE.A2. Những khu vực bị nhiễm mặn hay phèn đều được bón lót phân Đầu Trâu mặn phèn, liều lượng phân tính ra nguyên chất là 84-64-40kg đạm, lân, kali. Còn trong khu đối chứng, bà con sử dụng các loại phân đơn như đạm, DAP, kali kết hợp với các chủng loại phân NPK khác nhau.

Bình quân chất dinh dưỡng chung cho cả 13 tỉnh là 109 - 77 - 44kg/ha. Chưa kể lân và kali thì lô đối chứng bón phân cao hơn mô hình là 25kg đạm/ha, tương đương 29,8%. Vụ này nhận thấy ở An Giang bón đến 157kg đạm, cao hơn mô hình là 73kg.

Kết quả: Ở mô hình đạt năng suất lúa khô 5,98 tấn, còn lô đối chứng đạt 5,53 tấn, thua lô mô hình 450kg/ha (7,52%). Lô mô hình thu được tiền lời cao hơn lô đối chứng là 3,48 triệu đồng/ha (tăng 26,3% so với đối chứng).

- Vụ đông xuân 2016 - 2017: Lượng giống bình quân 11 tỉnh gieo sạ trong mô hình là 89kg, khu đối chứng là 174kg/ha, cao hơn mô hình là 85kg/ha, lượng giống phân bố từ 120 đến 200kg/ha. Về phân bón, cũng dùng Đầu Trâu TE-A1 và TE-A2 và Đầu Trâu mặn phèn, tổng số chất dinh dưỡng ở mô hình bón 92 - 62 - 50kg/ha, khu đối chứng bón 117 - 68 - 60kg. Riêng đạm bón cao hơn mô hình là 25kg (27,2%). Kết quả, năng suất lúa ở mô hình vẫn cao hơn đối chứng là 310kg lúa (hay 5,25%). Lợi nhuận của mô hình cao hơn đối chứng là 4,284 triệu đồng/ha (hay 23,8%).

Empty

Sạ thưa đã giúp cây lúa khỏe, sạch sâu bệnh, giảm chi phí và công phun thuốc BVTV.

- Vụ hè thu 2017: Về giống, có 2 trường hợp trong 15 mô hình gieo sạ 100kg/ha, số còn lại đều gieo 76 và 80kg. Bình quân trong 15 mô hình là 82kg/ha. Khu đối chứng sạ 150kg/ha. Như vậy, lô đối chứng đã sạ nhiều hơn trong mô hình là 68kg/ha.

Về phân bón, ở mô hình bón 82kg đạm, đối chứng bón 110kg đạm, cao hơn trong mô hình là 28kg hay 34%. Nếu lấy tổng NPK để tính thì ruộng đối chứng bón cao hơn trong mô hình là 51kg NPK (28%). Tuy vậy, ở mô hình thu được năng suất lúa là 5,67 tấn, còn lô đối chứng là 5,06 tân/ha, kém mô hình là 610kg thóc/ha hay 12,1%. Lợi nhuận trong mô hình thu được cao hơn đối chứng là 5.925 triệu đồng/ha.

- Vụ đông xuân 2020 - 2021: Bình quân 13 mô hình sạ 93,8kg, lý do có 7 cụm của 7 tỉnh sạ từ 100 - 150kg/ha. Trong lô đối chứng sạ bình quân 117,7kg, cao hơn trong mô hình là 23,9kg/ha. Về lượng đạm bón, trong mô hình bón bình quân 87,3kg đạm, còn đối chứng bón 107kg đạm, cao hơn trong mô hình là 19,8kg đạm (22,6%). Về năng suất lúa, bình quân trong mô hình đạt 7,67 tấn/ha, còn lô đối chứng đạt 7,36 tấn, kém mô hình là 310kg/ha hay 4,2%. Lợi nhuận thu được từ mô hình cao hơn đối chứng là 4.024 triệu đồng/ha (13,8%).

- Vụ hè thu 2021: Bình quân 13 mô hình sạ 84,8kg, vẫn có 3 tỉnh sạ 100kg/ha. Còn khu đối chứng sạ 121kg/ha, cao hơn trong mô hình là 36,2kg. Về phân bón, bình quân trong mô hình bón 86kg đạm/ha; lô đối chứng bón 103kg đạm, cao hơn trong mô hình là 17kg/ha (19,7%). Về năng suất lúa, bình quân trong mô hình đạt 6,17 tấn/ha, lô đối chứng đạt 5,91 tấn/ha, kém mô hình 270kg (4,6%). Lợi nhuận của mô hình cao hơn đối chứng là 3,12 triệu đồng/ha (21,1%).

- Vụ đông xuân 2021 - 2022: Trong mô hình sạ bình quân 77,3kg, còn lô đối chứng sạ 111,9kg, cao hơn trong mô hình là 34,5kg/ha (44,6%). Về phân bón, trong mô hình bón bình quân 84,8kg đạm, còn lô đối chứng bón là 103kg, cao hơn trong mô hình là 18,8kg/ha (22,16%). Về năng suất lúa, bình quân mô hình của 13 tỉnh đạt 7,57 tấn. Còn lô đối chứng là 7,26 tấn, kém mô hình là 300kg/ha (4,4%). Lợi nhuận của mô hình cao hơn đối chứng là 2.86 triệu/ha (12,5%).

47

Giảm lượng giống lúa gieo sạ và kết hợp bón phân Đầu Trâu giúp nông dân thực hiện mô hình Canh tác thông minh mang lại hiệu quả cao.

2) Tổng hợp bình quân 6 vụ

Về giống, mô hình tiết kiệm được 57kg/ha (67,5%), tiết kiệm được 24kg đạm/ha. Năng suất lúa tăng hơn đối chứng 420kg/ha (7,2%), lợi nhận thu được cao hơn đối chứng là 4,256 triệu đồng (24,7%). Những con số này, chưa tính đến diện tích lúa vụ 3, chỉ tính số diện tích lúa 2 vụ chính là đông xuân và hè thu ở ĐBSCL khoảng 3.100.000ha/năm thì mỗi năm làm mô hình tiết kiệm được 176.700 tấn giống. Về phân bón, cũng tiết giảm được 24kg đạm x 3.100.000ha = 74.400 tấn.

Thử tưởng tượng 1 năm ở ĐBSCL đưa thêm vào môi trường một lượng đạm dư thừa như vậy sẽ làm tăng thêm ô nhiễm môi trường, làm hao tổn đến 97 triệu USD/năm thì phần lợi do mô hình mang lại cho người sản xuất và môi trường là rất lớn. Thêm nữa, trong kế hoạch về sản xuất lúa Chính phủ đặt mục tiêu đem lại lợi nhuận cho người trồng lúa 30% trở lên, thì bình quân mô hình của 6 vụ chung cho 13 tỉnh chi phí sản xuất tiêu tốn 17,089 triệu đồng/ha, nhưng thu lại được 32,820 triệu đồng/ha, tức mức lợi nhuận do mô hình mang lại là 15.731 triệu/ha.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?