| Hotline: 0983.970.780

Gập ghềnh con đường giảm giống lúa gieo sạ

Thứ Sáu 07/10/2022 , 10:25 (GMT+7)

ĐBSCL Nhờ chương trình canh tác thông minh, nông dân ở ĐBSCL từ chỗ gieo sạ với lượng giống lên tới 250 - 300kg/ha, nay chỉ còn khoảng 111 đến 120kg/ha.

Số liệu của Viện Công nghệ sau thu hoạch thực hiện vào năm 1999 - 2001 cho thấy, lượng giống gieo sạ lúa tại ĐBSCL vào thời gian này dao động từ  200 - 300kg/ha. Đây là con số quá lớn, vừa rất lãng phí, góp phần làm giảm hiệu quả sản xuất. Dù mật độ gieo sạ dày nhưng năng suất lúa của cả vùng chỉ dao động từ 2,6 tấn/ha năm 1976 đến 3,06 tấn vào năm 1994.

Khi cuộc cách mạng "3 giảm 3 tăng", rồi "1 phải  5 giảm", trong đó có nhấn mạnh giảm lượng giống gieo sạ được tổ chức và lãnh đạo thực hiện rất quyết liệt, việc giảm lượng giống gieo sạ mới thực sự có nhiều chuyển biến tích cực. Đến năm 2015, khi kiểm kê lại ở 13 tỉnh ĐBSCL, lượng giống gieo sạ dù có giảm, nhưng vẫn còn dao động từ mức 120 đến 250kg/ha, phổ biến là từ 150 - 200kg/ha, có vùng còn hiện hữu tập quán sạ mức 250 - 300kg/ha.

Empty

Trước đây, nông dân ĐBSCL gieo sạ lên tới 200 - 300kg giống/ha.

Vì vậy, năm 2016, Bộ NN-PTNT đã đề ra mục tiêu giảm giống sạ xuống nhiều hơn nữa, do đó chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã được phát động. Ban lãnh đạo chương trình bao gồm Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Bình Điền) và trung tâm khuyến nông của 13 tỉnh trong khu vực để thực hiện, trong đó Bình Điền là đơn vị chủ lực cung cấp giống, phân bón và nhiều thiệt bị, vật tư khác.

Đặc biệt, Bình Điền đã cung cấp đội ngũ cán bộ khoa học có nhiều kinh nghiệm để "cầm tay chỉ việc" cho các thành viên tham gia của các tỉnh. Chương trình được thực hiện từ vụ hè thu năm 2016, trải rộng khắp 13 tỉnh, mỗi tỉnh thực hiện 1 cụm với 5 nông dân tham gia. Sau mỗi vụ, chương trình thay đổi địa điểm và thành viên nông dân tham gia mới.

Kể từ vụ hè thu 2016 đến hè thu 2021 là 12 vụ liên tiếp, mỗi vụ có 65 nông dân tham gia, như vậy đã có từ 700 đến 780 nông dân khắp các vùng tham gia thực hiện. Vậy lượng giống gieo sạ trong chương trình qua các vụ đã thay đổi như thề nào?

88

Chương trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã giúp người trồng lúa nâng cao năng suất.

- Vụ hè thu năm 2016: Mục tiêu đặt ra là trong mô hình bắt buộc phải sạ 80kg/ha để lấy đó làm bài học. Nhiều nông dân lo lắng, nhưng vụ này các thành viên đã tham gia rất tích cực, vừa sạ vừa theo dõi, cả 13 tỉnh, trong mô hình đều thực hiện đúng mức giống theo quy định. Còn lô đối chứng để nông dân sạ theo mức đang phổ cập trong sản xuất.

Vụ này ghi nhận được ở ruộng đối chứng trong 13 nhóm đại diện cho 13 tỉnh thì có 4 địa phương sạ từ 100 - 137kg/ha, bao gồm 100, 104, 115, và 137kg/ha; có 2 nhóm sạ mức 140 - 145kg; 3 nhóm sạ mức 150kg; 2 nhóm sạ mức 160kg và 2 nhóm sạ mức 200kg giống/ha. Mức bình quân chung của ruộng đối chứng là 145kg/ha.

- Vụ đông xuân 2016 - 2017: Có 11 tỉnh tham gia. Trong mô hình có 9 tỉnh đều sạ mức 80kg/ha, trong đó có 1 nhóm của Hậu Giang sạ trong mô hình 50kg/ha; 2 nhóm sạ trong mô hình 100kg/ha là Cần Thơ và Đồng Tháp. Bình quân lượng giống sạ trong mô hình là 81kg/ha. Còn ở ruộng đối chứng, mức sạ dao động từ 120 - 200kg, bình quân cả 11 tỉnh là 174kg/ha.

- Vụ hè thu 2017: Có 15 địa điểm thực hiện . Trong mô hình, có 12 cụm sạ 80kg, 1 cụm 76kg, nhưng vẫn có 2 cụm ở Cần thơ và Đồng Tháp sạ 100kg, bình quân lượng giống trong mô hình là 82kg/ha. Ở các lô đối chứng, lượng giống sạ dao động từ 112 đến 200kg, bình quân cả 13 tỉnh là 150kg/ha, có 2 tỉnh Kiên Giang và Vĩnh Long sạ mức 200kg/ha.

Empty

Các tiến bộ về cơ giới hóa cũng đã giúp lượng giống lúa gieo sạ ngày càng giảm xuống mức hợp lý.

- Vụ đông xuân 2020 - 2021: Bình quân lượng giống trong mô hình là 93,8kg/ha, quá mức quy định của chương trình 3,8kg. Lý do chính là có 4 tỉnh sạ mức 100kg, và 1 tỉnh sạ 150kg (phạm quy), nhưng có 4 mô hình sạ mức dưới 80kg đó là An Giang sạ 70kg, Cần Thơ 71kg, Kiên Giang 60kg,Vĩnh Long 70kg. Bình quân lượng giống sạ trong ruộng đối chứng là 117,7kg/ha, giảm so với với vụ hè thu là 32,3kg. Lý do là có 2 tỉnh An Giang và Tiền Giang cả trong mô hình và đối chứng đều sạ lượng giống thấp như nhau, lần lượt là 70 và 80kg/ha.

- Vụ hè thu 2021: Bình quân lượng giống trong mô hình của 13 tỉnh là 84,8kg/ha, lý do là vẫn có 3 cụm của 3 tỉnh là An Giang, Bến Tre và Sóc Trăng thay vì sạ 80kg thì đã sạ từ 100 - 105kg. Vụ này bình quân các lô đối chứng đạt 121kg/ha.

- Vụ đông xuân 2021 - 2022: Bình quân lượng giống sạ trong mô hình của 13 tỉnh là 77,3kg/ha, chỉ có 1 cụm ở Trà Vinh còn sạ mức 91,3kg/ha. Nhưng như vậy cũng đã có tiến bộ khá rõ, đặc biệt có 6 tỉnh sạ dưới mức 80kg, đó là Bến Tre 72,8, Hậu Giang 55, Kiên Giang 68,3, Long An 70, Tiền Giang 76,3 và Vĩnh Long 76kg/ha. Khu vực đối chứng đạt mức bình quân tương đương với vụ đông xuân 2020 - 2021 là 111,9kg/ha, trong đó có 2 cụm của Hậu Giang và Kiên Giang mức sạ bằng lượng giống trong mô hình. Mức sạ cao nhất của vụ này là Tiền Giang (145kg/ha).

z3517092478894_0750f6538ddb9789f2fa9d71b2a148b0

Lượng giống gieo sạ hợp lý đã giúp tiết kiệm nhiều chi phí sản xuất, lúa phát triển thuận lợi.

Lời bàn: Từ các dẫn liệu ghi nhận được trong 6 vụ, các thực nghiệm đều do tự tay nông dân thực hiện. Nhưng con đường giảm lượng giống sạ đã diễn ra không thật suôn sẻ, và cũng nhận thấy có sự phân hóa rất rõ rệt. Có người tự tăng thêm lượng giống vào mô hình đến mức 150kg/ha (trường hợp ở Bạc Liêu, vụ đông xuân 2020 - 2021). Nhưng cũng có nông dân đã tự động giảm lượng giống xuống dưới mức quy định là 50 - 60kg/ha cả trong mô hình và đối chứng.

Điều đó chứng tỏ rằng, tiếp nhận cái mới phải trải qua nhiều khúc khuỷu gay go. Nhưng khi đã nhận thức được thì họ không dừng lại ở mức quy định chật hẹp. Tại sao chỉ giảm đến 80kg/ha mà không thể giảm thêm? Và nhờ có chương trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, đã giúp nông dân ở ĐBSCL giảm lượng giống gieo sạ từ 250 - 300kg/ha nay còn khoảng 111đến 120kg/ha, và rồi đây sẽ có nhiều diện tích được gieo sạ 50 - 60kg/ha.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xuất khẩu lô thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo

BẮC NINH Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, thuộc Hùng Nhơn Group vừa tổ chức Lễ xuất khẩu lô hàng thuốc thú y đầu tiên sang thị trường Hồi giáo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.