| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau có 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày

Thứ Tư 30/10/2024 , 21:22 (GMT+7)

Cà Mau đã xảy ra 9 ổ dịch bệnh dại tại các huyện Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình và TP. Cà Mau, trong đó 4 ổ dịch chưa qua 21 ngày.

Người dân đem vật nuôi đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Trọng Linh. 

Người dân đem vật nuôi đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau kiểm tra sức khỏe. Ảnh: Trọng Linh. 

Ngày 30/10, đại diện Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 9 ổ dịch bệnh dại tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình và TP. Cà Mau. 

Trong 9 ổ dịch bệnh dại nêu trên, có đến 4 ổ dịch tại xã Tân Thành (TP. Cà Mau), xã Viên An Đông (Ngọc Hiển), xã Phú Tân (Phú Tân) và xã Tân Hưng Đông (Cái Nước) chưa qua 21 ngày.

Sau ghi xuất hiện các ổ dịch trên, Chi cục Thú y vùng VII, cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau và một số đơn vị chức năng có liên quan có buổi làm việc với các địa phương.

Ghi nhận trên địa bàn xã Hòa Thành, hiện còn hơn 1.430 vật nuôi (chó, mèo) của hơn 1.000 hộ dân chưa được tiêm phòng bệnh dại.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đôn đốc và hướng dẫn địa phương thực hiện các quy định pháp luật về thú y. Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2024 và Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống bệnh dại, công tác triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau kết hợp với chính quyền địa phương tiêm ngừa vacxin phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: Trọng Linh.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau kết hợp với chính quyền địa phương tiêm ngừa vacxin phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: Trọng Linh.

Hiện nay, lực lượng chức năng cùng chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên tại các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Thành có người bị chó dại cắn.

Trước đó, vào sáng 13/10, chính quyền xã Hòa Thành nhận được tin báo từ người dân, phát hiện có con chó vô chủ chạy rông ngoài đường cắn nhau với nhiều con chó khác và rượt cắn người đi đường.

Ngay khi tiếp cận hiện trường và nhận thấy chó có khả năng mắc bệnh dại cao, gây nguy hiểm…, lực lượng thú y đã phối hợp cùng nhân dân địa phương tiêu diệt con chó nêu trên, đồng thời lấy mẫu gởi xét nghiệm.

Đến thời, tiêu diệt được con chó thả rông vô chủ, chó dại đã cắn bị thương 1 con chó và 3 người trên địa bàn ấp Xóm Chùa (1 người) và Bùng Binh (2 người). Những nạn nhân và vật nuôi bị chó dại cắn sau đó được điều trị dự phòng và được theo dõi sức khoẻ tại địa phương.

Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dại, ngày 18/10, UBND xã Hòa Thành có quyết định công bố dịch bệnh dại động vật trên địa bàn xã, đồng thời xây dựng kế hoạch tiêm phòng dại tại nhiều ấp lân cận ổ dịch của xã kể từ ngày 22 đến 26/10.

Khuyến khích các chiến dịch tiêm phòng dại tại địa phương, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ cao. Ảnh: Trọng Linh.

Khuyến khích các chiến dịch tiêm phòng dại tại địa phương, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ cao. Ảnh: Trọng Linh.

Còn đối với ổ dịch mới nhất, tại xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước) Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cái Nước phối hợp với UBND xã Tân Hưng Đông tiến hành nắm tổng đàn chó, mèo xung quanh ổ dịch để tiến hành tiêm phòng bao vây. Đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp chống dịch để khống chế không cho dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại trên người tại khu vực nói trên.

Để phòng ngừa bệnh dại một cách chủ động, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau đã khuyến cáo các hộ nuôi tiêm phòng dại là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, đặc biệt đối với những người làm việc với động vật như bác sĩ thú y, người làm trong ngành cứu hộ động vật hoặc người sống trong khu vực có nguy cơ cao.

Đồng thời, quản lý và chăm sóc thú nuôi, tiêm phòng dại định kỳ cho thú nuôi, đặc biệt là chó và mèo. Không cho chó mèo tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc động vật có dấu hiệu bất thường. Quản lý thú nuôi chặt chẽ, tránh để chúng chạy rông, giảm nguy cơ tiếp xúc với động vật hoang dã có nguy cơ mắc bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc không rõ nguồn gốc, không chạm hoặc nuôi dưỡng động vật hoang dã, đặc biệt là các loài dễ nhiễm bệnh dại như dơi, chồn và cáo. Khi phát hiện động vật có hành vi bất thường như sợ ánh sáng, chảy nước dãi nhiều, hoặc hành vi hung dữ, không nên đến gần và thông báo cho cơ quan y tế hoặc cơ quan bảo vệ động vật. Khuyến khích các chiến dịch tiêm phòng dại tại địa phương, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Cà Mau đã tiến hành tiêm phòng dại cho 4.396/8.472 con chó, đạt 51,9%. Tại các phường 2, 5, 6, 7 và 8 của TP Cà Mau, lực lượng chức năng đã bắt 34 chó thả rông, xử phạt 49 triệu đồng đối với các chủ hộ nuôi chó thả rông.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.