| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau 'đói' vốn xử lý sạt lở

Thứ Năm 18/10/2018 , 14:50 (GMT+7)

Do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cộng với sự chênh lệch biên độ triều lớn, tạo dòng nước chảy xiết nên tình hình sạt lở bờ sông ở Cà Mau ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Nhất là ở các huyện ven biển Đông như Năm Căn, Đầm Dơi và Ngọc Hiển.

08-58-03_3_de_xu_ly_tinh_trng_st_lo_cn_mot_nguon_kinh_phi_rt_lon
Để xử lý tình trạng sạt lở cần một nguồn kinh phí rất lớn

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Cà Mau, từ đầu năm đến nay, tình hình hình thiệt hại do thiên tai, tai nạn đã làm 5 người chết, 4 thuyền viên bị thương, 30 thuyền viên mất tích, 13 phương tiện bị hư hỏng, 33 phương tiện bị chìm, sập 3 đáy hằng khơi, hỏa hoạn làm thiêu rụi 2 căn nhà.

Cùng với đó, tình hình sạt lở phức tạp, đã xảy ra 117 vụ sạt lở bờ sông, với tổng chiều dài 3.765m, thiệt hại 140 căn nhà, xói lở 105km đường bờ biển; 57 ngày xảy ra lốc xoáy, làm sập 240 căn nhà, tốc mái 917 căn. Tổng mức thiệt hại khoảng 32,586 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, BCH PCTT & TKCN tỉnh yêu cầu BCH PCTT & TKCN các huyện, TP khẩn trương chỉ đạo các địa phương tiến hành rà soát, thống kê các điểm sạt lở và có nguy cơ sạt lở theo địa bàn quản lý. Đồng thời, cảnh báo, tuyên truyền cho người dân biết để chủ động ứng phó. Đối với các điểm sạt lở nguy hiểm, các điểm có nguy cơ sạt lở cao gần khu vực dân cư thì nhanh chóng vận động, hỗ trợ dân di dời người và tài sản đến nơi an toàn, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

Ghi nhận tại huyện Ngọc Hiển, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện này liên tục xảy ra nhiều vụ sạt lở đất, gây thiệt hại hàng tỷ đồng, rất may do đã chủ động từ trước nên không gây thiệt hại về người.

Ông Cao Văn Lùng, ngụ ấp Lạch Vàm, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cho biết: “Khu vực gia đình tôi đang sinh sống đã xảy ra sạt lở, nhà ở bị ảnh hưởng một phần nên tôi đã gia cố lại ở tạm. Vừa rồi, chính quyền địa phương đã đến vận động di dời đến nơi an toàn. Nhận thấy việc di dời đến nơi ở mới sẽ đảm bảo tài sản, tính mạng của người thân, nên gia đình tôi rất đồng tình với phương án của chính quyền địa phương”.

Ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cho biết: “Tình hình sạt lở đất ven sông trên địa bàn trong mùa mưa đang diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân. Nặng nhất là vụ sạt lở đất trong tháng 6 làm 3 cửa hàng điện máy, tiêu dùng của các hộ kinh doanh bị nhấn chìm. Thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng”.

Nói về việc bố trí quỹ đất, phục vụ cho công tác di dời người dân tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, ông Trường thông tin: “Chúng tôi đã hoàn tất phương án và đang sắp xếp để di dời. Số dân thuộc diện di dời khẩn cấp khoảng 72 hộ, mỗi hộ sẽ được nhận một nền đất để xây dựng nhà ở tập trung với diện tích hơn 120m2/nền/hộ. Trong đó, tập trung di dời khẩn cấp các hộ ở khu vực cửa biển Vàm Xoáy, nơi thường xuyên bị sạt lở”.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết, tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh đã xảy ra từ năm 2007 đến nay, diện tích rừng phòng hộ ven biển cứ mất dần. Năm nay tình hình sạt lở bờ biển càng nghiêm trọng, do đê rừng phòng hộ có rất nhiều nơi không còn.

08-58-03_1_ong_nguyen_long_hoi_chi_cuc_truong_chi_cuc_thuy_loi_tinh_c_mu
Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau

Qua khảo sát, bờ biển tây của tỉnh có khoảng 57km bị sạt lở. Trong đó, tập trung ở 3 vị trí Tiểu Dừa – Ba Tĩnh, Ba Tĩnh – Sào Lưới, Sào Lưới – Cái Đôi Vàm. Trong 57km này, tình trạng sạt lở đất là đặc biệt nghiêm trọng khoảng 8km.

Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm gia cố lại các tuyến đê bao nhằm tránh ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân địa phương. “Tỉnh đã có chủ trương xử lý bằng các loại hình kè, chủ yếu là kè ngầm, tạo bãi để khắc phục ở đoạn Tiểu Dừa – Hương Mai khoảng 3,3km, đoạn Sào Lưới – Đá Bạc khoảng 2,9km, đoạn Đá Bạc – Kinh Mới +500 khoảng 1,2km...”.

Theo ông Hoai, bên cạnh việc khắc phục những nơi sạt lở đặc biệt nghiêm trọng thì địa phương còn tranh thủ các nguồn vốn ODA, WB, vốn chống sạt lở bờ biển tây.

“Cà Mau có 254km bờ biển, trong đó bị sạt lở khoảng 105km (57km đê biển tây và 48km bờ biển đông). Vì vậy, địa phương không đủ nguồn kinh phí để xử lý cùng lúc. Chúng tôi sẽ tranh thủ các nguồn vốn. Nếu có vốn để xử lý sớm thì kinh phí sẽ thấp hơn và rừng sẽ còn”, ông Hoai cho biết.

"Khó khăn lớn nhất trong công tác PCTT là nguồn kinh phí xử lý sạt lở quá lớn, trong khi nguồn ngân sách của địa phương rất hạn hẹp. Các trang thiết bị để phục vụ công tác dự báo còn thô sơ nên hiệu quả chưa cao. Một bộ phận người dân chưa nắm được mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra trước tình hình biến đổi khí hậu. Cơ sở hạ tầng để chống chọi với thiên tai còn yếu kém...", ông Nguyễn Long Hoai.

 

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm