| Hotline: 0983.970.780

Các huyện vùng lũ Yên Bái... thiếu nước tưới trầm trọng

Thứ Hai 11/12/2017 , 13:19 (GMT+7)

Mùa mưa lũ năm 2017 đã làm thiệt hại cho tỉnh Yên Bái trên 1.800 tỷ, tàn phá gần 400 công trình thủy lợi vừa và nhỏ.

Các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Mù Cang Chải và TX Nghĩa Lộ bị thiệt hại nặng nề nhất 346 công trình. Nguy cơ cả chục ngàn ha lúa vụ xuân 2018 thiếu nước đã hiện hữu…

15-38-50_1
Đập đầu mối thủy lợi Kim Nọi huyện Mù Cang Chải bị phá hủy hoàn toàn

Đợt mưa lũ từ 3/8 đến 10/9/2017 đã tàn phá 210 công trình thủy lợi, huyện Mù Cang Chải có 141 công trình bị phá hủy, thiệt hại gần 40 tỷ đồng, diện tích lúa bị ảnh hưởng vài trăm ha.

Trận lũ ống lũ quét rạng sáng 11/10 sức tàn phá khủng khiếp hơn nhiều, có 208 công trình bị phá hủy, huyện Trạm Tấu bị tàn phá 182 công trình, huyện Văn Chấn 16 công trình, huyện Mù Cang Chải 5 công trình, TX Nghĩa Lộ 5 công trình, tổng thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng. Tổng diện tích 208 công trình tưới 2.507,8ha, trong đó huyện Trạm Tấu 736,8ha, huyện Văn Chấn 1.416,6ha, huyện Mù Cang Chải 143ha, TX Nghĩa Lộ 212,2ha.

15-38-50_2
Lắp đặt ống nhựa lấy nước tạm thời

Cty Thủy nông Nghĩa Văn quản lý, khai thác các công trình thủy lợi các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và TX Nghĩa Lộ đã cùng người dân sửa chữa 162 công trình trị giá 8,349 tỷ đồng bằng vốn cấp bù thủy lợi phí. Còn 46 công trình trị giá từ 200 triệu trở nên thì Cty không có nguồn kinh phí sửa chữa.

Trong đó phải kể tới công trình Phai Nhiêu (Văn Chấn) hỏng toàn bộ đập đầu mối và 150m kênh chính, nếu sửa chữa công trình này cần 1,2 tỷ; công trình thủy lợi Năng Phai (Văn Chấn) tưới 25,3ha, kênh dài 700m hỏng hoàn toàn, số tiền phải sửa chữa 1,35 tỷ; công trình thủy lợi Hua Nặm tưới 14ha cho xã Hát Lừu (Trạm Tấu) hỏng toàn bộ đập đầu mối và 178m kênh chính, tiền sửa chữa dự kiến 2,6 tỷ; công trình thủy lợi Nà Cang (Trạm Tấu) tưới 21ha, toàn bộ đập đầu mối và 400m kênh bê tông bị phá hủy, kinh phí dự kiến sửa chữa 2,5 tỷ; công trình thủy lợi 19/5 niềm tự hào của thủy lợi tỉnh Yên Bái, trận lũ rạng sáng 11/10 đã phá hỏng 200m xi phông, 400m kênh bị vùi lấp và bị sạt lở đe dọa 101ha lúa không có nước tưới... Để sửa chữa được 46 công trình này Cty Thủy nông Nghĩa Văn dự kiến cần 41 tỷ đồng. Đây là con số quá lớn đối với một công ty thủy nông miền núi, nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào vốn cấp bù thủy lợi phí của Chính phủ.

15-38-50_3
Ống dẫn nước vắt qua sườn đồi thủy lợi Khao Mang

Tổng diện tích sẽ bị thiếu nước cho SX vụ xuân 2018 do các công trình bị mưa lũ tàn phá là 718,9ha, trong đó huyện Trạm Tấu 277,3ha, Văn Chấn 152,6ha, TX Nghĩa Lộ 141ha… Mặc dù Cty Thủy nông Nghĩa Văn cùng người đân khắc phục bằng cách đắp tạm đập đầu mối bằng đất, rọ đá, lắp đặt ống nhựa, đắp tạm mương đất… nhưng do các công trình thủy lợi này nằm ở vị trí ngang các sườn đồi, vách núi hỏng quá nặng không thể khắc phục tạm thời.

Ông Nguyễn Thành Hưng - Trưởng phòng NN-PTNT Trạm Tấu cho biết, kế hoạch SX vụ xuân 2018 Trạm Tấu cấy 1.450ha, do 182 công trình thủy lợi bị tàn phá, diện tích bị ảnh hưởng 739,8ha. Toàn bộ diện tích này nằm ở các xã trọng điểm lúa của huyện Hát Lừu, Xà Hồ, Trạm Tấu. Nguy cơ thiếu nước gần 300ha, đấy là chưa nói tới mấy chục ha ruộng bị đất đá vùi lấp, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới SX vụ xuân, tác động tiêu cực tới đời sống người dân.

15-38-50_4
15-38-50_5
Người dân tham gia sửa chữa các công trình thủy lợi cho SX vụ xuân 2018

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm