| Hotline: 0983.970.780

Cách làm đường nông thôn ở Núi Tô

Thứ Tư 22/06/2011 , 11:49 (GMT+7)

Ai có tiền nhiều thì góp nhiều, ai có ít thì góp ít, người không tiền thì góp sức, góp công.

Ai có tiền nhiều thì góp nhiều, ai có ít thì góp ít, người không tiền thì góp sức, góp công. Huy động được bao nhiêu thì tiến hành làm bấy nhiêu. Hơn 5 năm qua, từng ngõ xóm đến đường làng đã hoàn toàn thay đổi, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ở xã vùng cao Núi Tô, huyện Tri Tôn (An Giang) ngày thêm khởi sắc.

Vài năm trở lại đây, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, chính quyền địa phương xã Núi Tô đã xây dựng con đường láng nhựa phẳng phiu dài hàng chục cây số. Đồng bào Khmer ở hai sóc Tà Hu và Tà Le của ấp Tô Thuận vô cùng phấn khởi vì được hưởng lợi từ công trình này. Tuy nhiên, đối với những con đường nhỏ xẻ dọc, xẻ ngang qua từng phum sóc ra tới ruộng đồng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là vào những tháng mùa mưa.

Ông Chau Kốt, một trong những người có ý tưởng vận động bà con phum sóc đóng góp làm đường nông thôn, nhớ lại: “Bà con Khmer làm lúa, làm rẫy chỉ trông vào nước trời. Bởi vậy năm nào có mưa nhiều thì bà con phấn khởi lắm vì có hy vọng trúng mùa. Thế nhưng bà con còn cái lo lớn là không có con đường để vận chuyển lúa về nhà. Làm ra được một bao lúa muốn đem về cũng khó và tốn kém quá nhiều. Lúc đó, bà con phải vác từng bao lúa, gánh bó rau đi lòng vòng theo lối mòn, lội qua thêm 5- 6 cái đường ô (do nước từ núi cao đổ xuống tạo thành những con mương nhỏ) rồi mới đánh xe bò tới chở về. Nhà nào không có xe bò thì phải tốn tiền mướn chở về với giá 15.000 đồng/bao. Do đó, cho dù có trúng mùa, trúng giá nhưng tiền lời chẳng có bao nhiêu. Thấy được cái khó đó, từ đầu năm 2011 này, sau khi vận động bà con làm được các con đường nhỏ đi lại trong phum sóc, tui tiếp tục bàn với những người có uy tín ở địa phương đứng ra bàn cách vận động bà con hiến đất và góp tiền làm đường ra ruộng”.

Cũng theo ông Chau Kốk, bí quyết thành công trong việc vận động là dựa vào tập quán của đồng bào. Theo đó, cứ vào mỗi dịp lễ tết truyền thống, các ông đều đem chuyện đóng góp này ra bàn bạc với các vị sư sãi tại các chùa nên rất dễ được mọi người đồng tình ủng hộ. Bước kế tiếp là họp dân theo từng cụm để kêu gọi mọi người trong từng phum sóc hiến đất, góp tiền, góp công lao động và tranh thủ sự ủng hộ thêm về tài chính từ các Mạnh Thường Quân ngoài địa bàn để phục vụ việc ăn uống cho những người tham gia làm đường.

Anh Chau Âm, trưởng ấp Tô Thuận, vui mừng chia sẻ: “Bản thân mình là cán bộ đảng viên thì phải gương mẫu đi đầu nên bà con thấy vậy cũng hăng hái tham gia. Nhờ đó đã có 89 hộ tham gia hiến đất với diện tích khoảng 1,5 ha. Giá trị khoảng 1,2 tỉ đồng và hàng chục ngày công lao động. Trong suốt thời gian làm đường, không khí ở đây rộn rã như ngày lễ hội vậy.  Chỉ trong vòng 17 ngày mà một con đường với bề mặt rộng 3 mét, dài hơn 5 km từ sóc Tà Hu đến Kẹt Cần Đước đã hoàn thành trong niềm vui của người dân địa phương”.

Ông Chau Sóc On, Phó Chủ tịch UBND xã Núi Tô, cho hay: “Mặc dù đời sống bà con cũng còn eo hẹp lắm nhưng với sự đóng góp của bà con như thời gian qua sẽ góp phần cùng với chính quyền địa phương chăm lo và chỉnh trang bộ mặt phum sóc. Đây được xem là cơ sở vững chắc để Núi Tô cùng với các địa phương khác trong huyện bắt tay vào xây dựng NTM trong thời gian tới".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm