| Hotline: 0983.970.780

Cách phòng trừ chuột và sâu cuốn lá

Thứ Sáu 27/03/2015 , 06:11 (GMT+7)

Cả sâu cuốn lá lẫn chuột đều là những dịch hại phổ biến trên lúa, chúng có thể gây hại quanh năm.

3. Sâu cuốn lá

Là sâu hại phổ biến trên vùng lúa thâm canh cao. Ở ĐBSCL sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm.

Vòng đời sâu cuốn lá khoảng 1 tháng, bướm có màu vàng phấn nhạt, cánh có dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, nhưng đậu mặt dưới lá.

Sâu non có 5 tuổi, gây hại bằng cách nhả tơ kết hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại bên trong bằng cách cạp chất mô xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì, nên ruộng bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng, ngoài ra vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh như bệnh cháy bìa lá, đốm sọc trong…

Thông thường ta chỉ tìm thấy 1 sâu trong 1 lá cuốn, khi gây hại xong, sâu di chuyển sang lá bên cạnh và tiếp tục gây hại. Thường 1 sâu cuốn lá gây hại từ 3 - 5 lá trong suốt vòng đời của nó.

Sâu hóa nhộng ngay bên trong lá cuốn, nhộng có màu nâu đậm. Sâu cuốn lá thường gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ đòng - trổ.

Theo nhiều nghiên cứu, sâu cuốn lá gây hại sớm (trước 30 ngày sau cấy hay 40 ngày sau sạ) không làm giảm năng suất. Tuy nhiên giai đoạn đòng - trổ, nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số cao, thì có thể làm giảm năng suất, trong trường hợp này cần thiết phải phun thuốc trừ sâu, tuy nhiên cần cân nhắc hiệu quả kinh tế.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, sạ cấy đồng loạt; Mật độ sạ cấy vừa phải; Bón cân đối hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn; Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu còn non chưa gây hại lại dễ phòng trừ;

Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số quá cao nhất là vào lúc lúa giai đoạn đòng - trổ có khả năng hại đến năng suất thì phải phun thuốc ngay.

Cần chú ý để đạt hiệu quả nên phun sớm khi sâu còn tuổi nhỏ và nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh, các loại thuốc tham khảo: Sherzol EC, Sec Saigon 25EC, Comda gold 5WG, Comda 250EC… nên phun thuốc vào lúc sáng sớm (bướm ướt cánh, bay chậm) hay chiều mát.

4. Chuột

Chuột là dịch hại quan trọng trên lúa, gây hại quanh năm.

Trong vụ lúa, chuột thường gây hại vào giai đoạn đòng - trổ - chín. Chuột có khả năng sinh sản lớn và "tái lập dân số" rất nhanh. Chuột đẻ nhiều lứa trong năm, mỗi lứa có thể đẻ nhiều con, thành thục sinh lý nhanh.

Người ta tính 1 cặp chuột trong 1 năm có thể đẻ hàng ngàn con chuột. Chuột có tính đa nghi nên hay di chuyển trên đường mòn và thường nếm trước khi ăn, chuột không thể đi lùi, mắt không phân biệt được màu sắc, nhưng rất thính tai và thích thức ăn ướt.

Chuột làm tổ đẻ trong hang, bờ ruộng, hốc cây, bụi cỏ… Chuột có khả năng di cư, khi di chuyển thành từng đàn lớn. Thiên địch của chuột gồm chó, mèo, rắn, trăn, chim, một số vi khuẩn… và con người.

Phòng trừ chuột nên áp dụng biện pháp tổng hợp bao gồm: Sạ cấy đồng loạt; Vệ sinh đồng ruộng; Không để đất hoang hoá; Bẫy chuột; Đánh bả; Bảo vệ thiên địch; Giăng lưới nylon quanh bờ ruộng…

Cần chú ý quản lý chuột nên làm đồng loạt, đều khắp và làm sớm ngay từ đầu vụ. Về thuốc BVTV diệt chuột có thể đánh bả bằng thuốc cách trộn Zinphos 20% với mồi, đặt nơi cửa hang hay trên đường mòn chuột hay đi.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm