| Hotline: 0983.970.780

Cải cách hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp, lợi đôi bề

Thứ Hai 04/12/2023 , 08:19 (GMT+7)

Tổ chức, cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc đăng ký nuôi động vật hoang dã không phải đi lại mà chỉ cần gửi hồ sơ qua mạng, tiện lợi đôi bề…

Chấm dứt phàn nàn về thủ tục hành chính

Theo ông Lê Đức Sáu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, trong năm 2023, đơn vị này đã triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính của Chính phủ, UBND tỉnh và Sở NN-PTNT Bình Định. Đồng thời, đề ra kế hoạch thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, quản lý công chức của đơn vị.

Theo đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Định chỉ đạo các phòng chuyên môn thực hiện quy trình số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Sở NN-PTNT; thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng giải quyết trễ hạn hồ sơ thủ tục hành chính trong năm 2023.

“Chi cục Kiểm lâm thường xuyên rà soát các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 để đôn đốc hoàn thành 100% theo kế hoạch. Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tự kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về việc trễ hạn, chậm tiến độ, không hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Chi cục Kiểm lâm Bình Định thực hiện nghiêm túc văn bản của Sở NN-PTNT về hướng dẫn thực hiện báo cáo cải cách hành chính định kỳ”, ông Lê Đức Sáu cho hay.

Hộ có nhu cầu nuôi động vật hoang dã chỉ cần gửi hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm Bình Định qua mạng để được cấp phép chứ không phải làm trực tiếp như trước đây. Ảnh: V.Đ.T.

Hộ có nhu cầu nuôi động vật hoang dã chỉ cần gửi hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm Bình Định qua mạng để được cấp phép chứ không phải làm trực tiếp như trước đây. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Sáu, hiện nay, có 17 thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm tham mưu, giải quyết của Chi cục Kiểm lâm, các thủ tục hành chính đều được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt quy trình nội bộ; trong đó, có 9 thủ tục liên thông và 8 thủ tục không liên thông (có 4 thủ tục cấp huyện) đã được Chi cục Kiểm lâm triển khai thực hiện nghiêm túc.

“Từ giữa tháng 12/2022 đến đầu tháng 10/2023, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã tiếp nhận 344 hồ sơ trong kỳ; trong đó, có 307 hồ sơ mới tiếp nhận trong kỳ gồm 236 hồ sơ trực tuyến, 71 hồ sơ trực tiếp và 37 hồ sơ từ kỳ trước chuyển qua. Đơn vị đã giải quyết được 313 hồ sơ gồm 311 hồ sơ trước trước hạn, 1 hồ sơ trong hạn, 1 hồ sơ trễ hạn và đang giải quyết 31 hồ sơ trong hạn. Trong thời gian này, Chi cục Kiểm lâm Bình Định chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào của người dân và doanh nghiệp liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính”, ông Lê Đức Sáu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, chia sẻ.

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Để giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật một cách công khai, minh bạch và không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Trong giải quyết các thủ tục hành chính, Chi cục Kiểm lâm Bình Định chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương trong kiểm tra thực tế, hiện trạng, đảm bảo đúng quy định.

Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm lâm Bình Định xây dựng và phát triển chính quyền điện tử theo kế hoạch của Sở NN-PTNT về chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Bình Định đều triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính Nhà nước tại cơ quan. Các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc đều sử dụng hệ thống văn phòng điện tử (iDesk) để xử lý công việc; ban hành văn bản điện tử, thực hiện chữ ký số, quản lý văn bản dưới dạng điện tử thông qua văn phòng điện tử; văn bản gửi cho Sở NN-PTNT và cho các đơn vị trực thuộc hoàn toàn theo phương thức trực tuyến.

Các đơn vị, địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cũng chỉ cần gửi hồ sơ qua mạng. Ảnh: V.Đ.T.

Các đơn vị, địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng cũng chỉ cần gửi hồ sơ qua mạng. Ảnh: V.Đ.T.

“Chúng tôi đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật về cải cách hành chính của Chính phủ, Bộ NN-PTNT, UBND tỉnh lên trang thông tin điện tử của Chi cục Kiểm lâm để cá nhân, tổ chức nắm bắt, thực hiện. Thông tin, tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp về danh mục thủ tục hành chính có thể thực hiện phương thức giao dịch trực tuyến; hướng dẫn quy trình thực hiện giao dịch thủ tục hành chính cũng theo hình thức trực tuyến”, ông Lê Đức Sáu cho hay.

Cũng theo ông Sáu, trong năm 2023, Chi cục Kiểm lâm Bình Định triển khai đồng bộ các văn bản về công tác cải cách hành chính; kịp thời tuyên truyền đến toàn thể công chức, người lao động các văn bản về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính; giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính cho tổ chức và cá nhân; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn.

“Khi Chi cục Kiểm lâm Bình Định thực hiện cải cách hành chính, những đơn vị, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi hoặc đăng ký trại nuôi động vật hoang dã chỉ cần gửi hồ sơ qua mạng chứ không phải đi lại để làm trực tiếp như trước đây, nên tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc”, ông Lê Đức Sáu, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, chia sẻ.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

TP.HCM nghiên cứu lập đề án phủ kín rừng phòng hộ Cần Giờ

TP.HCM nghiên cứu Đề án phủ kín và mở rộng rừng phòng hộ Cần Giờ. Từ đó, tạo ra giá trị lớn hơn, hướng tới bán tín chỉ carbon, thu lợi từ rừng.

Cần tăng đầu tư, hỗ trợ lực lượng bảo vệ rừng

Yên Bái là điểm nóng về cháy rừng, ý thức người dân chưa cao, địa hình chia cắt, lực lượng mỏng, thiếu thiết bị chuyên dụng nên công tác chống cháy rừng còn gian nan.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.