| Hotline: 0983.970.780

Cam, quýt, quất... 'khắc tinh' bệnh ung thư

Chủ Nhật 17/02/2019 , 08:30 (GMT+7)

Flavonoids và vitamin C sẽ làm thành “cặp bài trùng”, làm tăng vai trò của vitamin C trong cơ thể để chống chọi trước cơn bão ôxy hóa.

Các hợp chất flavonoids này còn được gọi bằng một cái tên mỹ miều khác là vitamin P, vốn rất dồi dào ở rau cải và trái cây. Theo các nghiên cứu khoa học, khi các hợp chất flavonoids này “sánh đôi” cùng vitamin C thì vitamin C sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn, đồng thời giúp làm tăng tuổi thọ của vitamin C trong cơ thể.

qut162809582

Đây là các cây họ cam (Rutacea) được cây trồng phổ biến ở nước ta, đã trở thành đặc sản và chúng là các cây cho quả để ăn, làm cảnh như quất mà còn là các cây làm thuốc có giá trị. Thật vậy, các nhà nghiên cứu Brazil phát hiện ra rằng các loại trái cây họ cam quýt rất giàu chất chống oxy hóa flavanone giúp ngăn ngừa các bệnh được gây ra bởi chứng bệnh béo phì như bệnh tim mạch, bệnh gan và tiểu đường. Với sự tích tụ chất béo trong cơ thể người, các tế bào chất béo sản xuất dư thừa của các phản ứng oxy hóa, sau đó tạo ra các tế bào tổn thương. Do vậy, cơ thể thường xuyên phản công với các chất chống ôxy hóa một cách yếu.

Các nhà nghiên cứu trường Đại học Sao Paulo, Brazil, đã làm thí nghiệm với 50 con chuột ăn nhiều thức ăn chứa chất béo và được điều trị bằng ba loại flavanone chiết xuất từ cam, chanh vàng và chanh xanh. Kết quả phát hiện ra rằng chất béo giảm rõ rệt trong cơ thể những con chuột, từ đó những tổn thương gan cũng giảm đi tương ứng. Một trong những chuyên gia tham gia nghiên cứu nói: "Nghiên cứu cho thấy ngay cả khi flavanone được chiết xuất từ trái cây họ cam quýt không có tác dụng trong việc giảm béo thì mỡ máu và lượng đường trong máu của những con chuột này cũng giảm xuống".

Một nghiên cứu tương tự với cơ thể người vẫn đang trong giai đoạn "lên kế hoạch". Đối với việc uống nước ép trái cây, ăn trái cây hoặc sử dụng thuốc chiết xuất từ trái cây, loại nào phát huy công dụng tốt nhất là điều vẫn chưa được khám phá. Trái cây họ cam quýt không chỉ giúp giảm cân, mà còn có tác dụng chống ung thư. Các loại trái cây họ cam quýt chứa gần 200 loại hợp chất chống ung thư, được mô tả như một "khắc tinh" của bệnh ung thư.

Một nghiên cứu của Australia cho thấy rằng việc ăn các loại trái cây họ cam quýt mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ ung thư miệng, ung thư thanh quản và ung thư dạ dày. Chỉ số đường huyết của trái cây họ cam quýt quýt tương đối thấp, đặc biệt là bưởi, rất thích hợp cho những bệnh nhân tiểu đường. Nhưng không cần chờ đợi lâu, các nhà khoa học Pháp đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm hành vi ăn uống và vị giác đã thử mùi vị của các hỗn hợp, từ đó tìm ra các phân tử hương liệu tự nhiên. Sau đó, cho phân tử này vào thực phẩm ít béo, ít đường, ít muối. Từ đó, lừa dối bộ não khiến nó tin tưởng rằng những thực phẩm này đặc biệt thơm ngon.

Dưới đây là công dụng trị bệnh tiêu biểu của chúng.

Trần bì là vỏ quả quýt đã chín, phơi khô, để lâu. Theo Đông y, trần bì có vị đắng, cay, tính ấm, với công năng hành khí, hòa vị, phối hợp với bạch truật, can khương để trị đau bụng, trướng bụng, ợ hơi, buồn nôn. Trần bì còn có tác dụng hóa đàm chỉ ho, chỉ nôn, được dùng khi ho, nhiều đờm, lồng ngực trướng tức, khó thở, buồn nôn, phối hợp trần bì 8g với bán hạ (chế), bạch linh, mỗi vị 12g, cam thảo 4g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, uống ấm.

vo-buoi162809722

Thanh bì là vỏ quả còn xanh của cây quýt. Theo Đông y, thanh bì có vị đắng, cay, tính ấm. Có công năng giảm đau, dùng khi can khí bị uất kết, dẫn đến đau sườn ngực, đau dây thần kinh liên sườn, phối hợp với hương phụ, uất kim (củ nghệ), đồng lượng. Trường hợp bị sán khí, đau tức ở vùng bụng dưới, như đau tử cung, buồng trứng của phụ nữ hoặc viêm đau tinh hoàn ở nam giới, dùng thanh bì, phối hợp với tiểu hồi, mộc hương, đồng lượng, sao vàng, tán bột, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8 -10 g Trẻ em, tùy theo tuổi, giảm lượng.

Vỏ bưởi phơi khô, khi dùng thái mỏng, sao vàng. Để trị đau dạ dày, có thể dùng vỏ bưởi đào, dạ cẩm, trần bì, đồng lượng, tán bột mịn, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-12g. Để chữa phù thũng, dùng vỏ bưởi phối hợp với mộc thông, mỗi vị 12g, đăng tâm thảo 8g, sắc uống, ngày một thang.

Quả và hạt quất: Quả quất chín, thái lát, thêm đường phèn, hoặc mật ong, trấp trên mặt nồi cơm, có tác dụng chữa ho trừ đờm tốt.

Hạt quất cũng là vị thuốc chữa ho, cách làm như quả quất, song nghiền ra, vắt lấy dịch cho uống riêng. Trường hợp bị sán khí, đau tức ở vùng bụng dưới, như đau tử cung, buồng trứng của phụ nữ hoặc viêm đau tinh hoàn ở nam giới, có thể dùng hạt của quả quýt phối hợp với tiểu hồi, lệ chi hạch (hạt quả vải, gọt bỏ vỏ đỏ bên ngoài, thái mỏng), đồng lượng. Cả 3 vị thuốc đem sao vàng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 8 - 10g.

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.