| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh mô hình người Chăm nuôi chim le le 'đại bổ' lẹ làm giàu

Thứ Sáu 26/10/2018 , 07:05 (GMT+7)

Thịt le le là món ngon đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực, có giá 500.000 - 600.000 đồng/con, nhưng rất hiếm, không đủ số lượng cung cấp cho thị trường.

Anh Sa Lê (dân tộc Chăm) ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (An Giang) là người đầu tiên trong tỉnh nuôi le le bán hoang dã rất thành công
Anh đang sở hữu đàn le le lên đến 500 con, tổng giá trị lên đến 250 triệu đồng
Hiện nay, đàn le le của anh có trọng lượng từ 250 - 300 gram/con, dự kiến bán giá 500.000 - 600.000 đồng/con
Anh Sa Lê cho biết: ý tưởng ban đầu nuôi loài chim này do anh xem trên tivi thấy nuôi hiệu quả nên anh đã mua con giống về nuôi thử nhưng bước đầu đã đem lại thành công
Ban đầu con giống của anh đa phần mua từ người dân săn bắt ngoài thiên nhiên như ở Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, và cả tận bên Campuchia…
Qua nhiều năm nuôi và có kinh nhiệm giờ đây anh đã cho le le tự sinh sản để rầy đàn
Le le thường đẻ vào đầu mùa mưa, nhưng nhiều nhất tháng 7 đến tháng 8, mỗi con đẻ từ 8 - 15 trứng. Sau khi nở vài ngày, le le con sẽ theo mẹ đi kiếm ăn
Khu chuồng nuôi le le của anh Sa Lê cũng khá đơn giản, với diện tích hơn 1.000m2 đất sau nhà, anh đào ao và chỉ chừa lại 1/3 diện tích đất để trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo,…
Thức ăn chính của le le là lúa ngoài ra một số loại bèo và lục bình. Từ lúc trứng nở đến lúc trưởng thành, khoảng 8 tháng là có thể xuất bán
Ngoài ra, để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh
Trước khi thả nuôi, còn cắt tỉa bớt lông cánh để le le không thể bay qua khỏi lưới rào
Hiện tại, anh Sa Lê đang tìm hiểu đến máy ấp trứng công nghiệp. Nếu không có gì thay đổi, sau khi xuất chuồng đàn le le này, anh sẽ đầu tư máy ấp trứng để phục cụ cho việc tái nuôi hoặc cung cấp con giống cho khách hàng
Theo kinh nghiệm, le le con bắt từ thiên nhiên dễ nuôi và mau lớn. Khi sống trong môi trường bán hoang dã, chúng rất khỏe mạnh, hầu như chưa bao giờ bị bệnh
Mô hình nuôi le le của anh đa phần các nhà hàng lớn ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL đến tận nhà đặt tiền cọc trước, đợi ngày bắt bán
Mô hình nuôi loài chim trời cũng giống như nuôi vịt, con to nhất nặng khoảng 300gram
Thịt le le ngày càng trở nên quý hiếm và giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần.
Đây lại là một nghề mới mà người nông dân có thu nhập đáng kể.
Vì trước đây chỉ là chim hoang dã hoặc nuôi chim cảnh, thì nay người dân vùng ĐBSCL đã nghĩ đến cách đưa loài chim này về gia đình, nuôi thuần để cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu
Nhiều nhà hàng đã coi món le le như một món ăn đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực
Do vậy, hiện nay trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản miền Tây đều giới thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi đó là món ngon hảo hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng, từng là món tiến vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức

Xem thêm
Giá cà phê 'bốc hơi' 30.000 đồng/kg sau kỳ nghỉ lễ

Giá cà phê ‘bốc hơi’ 30.000 đồng/kg sau kỳ nghỉ lễ. Tuyệt đối không cho xuất bến đối với tàu cá không đủ điều kiện. Lúa lai 3 dòng Syn8 kháng đạo ôn tốt, năng suất cao. Thu hoạch lúa vụ xuân sớm để né lũ cuối vụ.

ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn

Giữa tâm điểm hạn mặn đang diễn ra ở ĐBSCl, nhiều giải pháp được triển khai để đảm bảo ổn định cuộc sống người dân và giữ an toàn cho sản xuất nông nghiệp.

Trồng thành công sâm Hàn Quốc theo hướng hữu cơ tại Vĩnh Phúc

Sử dụng phân hữu cơ và ứng dụng khoa học công nghệ trong chăm sóc cây sâm Hàn Quốc, đã giải quyết các thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp Công nghệ cao.

Tạm giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không nguồn gốc

Hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ do Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội vừa kiểm tra, phát hiện.