| Hotline: 0983.970.780

Cần có chính sách hỗ trợ chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức

Thứ Hai 01/03/2021 , 07:55 (GMT+7)

Ngày 25/2, Cục Việc làm phối hợp với Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương và Tổ chức Lao động quốc tế tổ chức Tọa đàm khoa học về lao động phi chính thức.

Hình ảnh buổi Tọa đàm tại Trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ảnh: CVL.

Hình ảnh buổi Tọa đàm tại Trụ sở Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Ảnh: CVL.

Buổi Tọa đàm diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Tại buổi Tọa đàm, ông Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương cho biết: Việc làm phi chính thức là vấn đề khách quan của Việt Nam, với các mục tiêu của Việt Nam đã đề ra, cần thiết có các chính sách để hỗ trợ chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức.

Các quốc gia đều cho thấy khu vực phi chính thức có sự đóng góp lớn đối với nền kinh tế, do vậy cần có các chính sách để quản trị phù hợp trong quá trình phát triển với mục tiêu không để ai để lại phía sau. Đồng thời, khẳng định chính sách an sinh phải đủ mạnh để mọi người cùng đóng góp cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa qua đã đóng góp trong việc xây dựng Nghị quyết 28 về Bảo hiểm xã hội trong đó có đề cập đến lực lượng lao động chưa có bảo hiểm và hướng đến mở rộng đối tượng lao động trong nông nghiệp.

Đồng thời, cho rằng người lao động, cùng Nhà nước, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp để lao động phi chính thức tham gia vào hệ thống an sinh xã hội.

Việc làm phi chính thức là vấn đề khách quan của Việt Nam, cần phải có các chính sách để hỗ trợ chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức.

Việc làm phi chính thức là vấn đề khách quan của Việt Nam, cần phải có các chính sách để hỗ trợ chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức.

Cũng tại buổi Tọa đàm, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm mong muốn các đại biểu làm rõ khái niệm, định nghĩa và nội hàm của lao động phi chính thức và các vấn đề liên quan giúp Cục Việc làm định hướng xây dựng chính sách, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị hồ sơ sửa đổi Luật Việc làm trong thời gian tới và triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp cũng như việc định vị Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp,… Khẳng định, chính sách việc làm cần đảm bảo độ bao phủ để chuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức.

Ngoài ra, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động việc làm, vấn đề quản lý lao động,... là những vấn đề đang tiếp tục được nghiên cứu xây dựng, triển khai. Đồng thời, trong thời gian tới sẽ định hình kế hoạch hợp tác giữa các bên trong tương lai. 

Tại buổi Tọa đàm, bà Valentina Barcucci, chuyên gia kinh tế cũng đặt ra vấn đề cần làm gì, sẽ làm gì để hỗ trợ chính thức hóa việc làm phi chính thức sang chính thức và cho rằng hội thảo có thể chưa thể giải quyết ngay các vấn đề, song sẽ cung cấp các bằng chứng để hướng đến mục tiêu cần thực hiện.

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu được nghe phần trình bày của ông Buno Cunha, chuyên gia cao cấp về An sinh xã hội, ILO Bangkok về Lao động phi chính thức từ lăng kính an sinh xã hội. Trình bày của Giáo sư Santosh, giáo sư Đại học New Dehli, Ấn Độ về kinh nghiệm quốc tế về quản lý lao động phi chính thức.

Các đại biểu đã thảo luận sôi nổi, đặt ra nhiều câu hỏi với các diễn giả liên quan đến vấn đề lao động phi chính thức liên quan đến định nghĩa, khái niệm, kinh nghiệm quốc tế, vấn đề lao động phi chính thức ở Việt Nam,... 

Lao động phi chính thức đang góp phần quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, lực lượng lao động này đang bị 'bỏ quên' trong nhiều chính sách công, ít nhận được sự bảo vệ của công đoàn và pháp luật.

Lao động phi chính thức đang góp phần quan trọng trong nền kinh tế, tuy nhiên, lực lượng lao động này đang bị "bỏ quên" trong nhiều chính sách công, ít nhận được sự bảo vệ của công đoàn và pháp luật.

Kết thúc Tọa đàm, ông Đoàn Ngọc Xuân, Vụ trưởng Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Tổng thể lực lượng lao động mới khoảng 1/3 mới được quan tâm, 2/3 có nhưng chưa được toàn diện về an sinh xã hội.

Qua thảo luận nhiều vấn đề được đặt ra, các vấn đề rất được quan tâm và không quá khó hiểu, quan trọng là cần sắp xếp có hệ thống và “hiến kế” giải quyết. Theo lộ trình, cấp chuyên viên thảo luận, để trình cấp cao hơn.

Trong thời gian tới, đề nghị tiếp tục làm rõ hơn, sâu hơn các "hiến kế” để có bức tranh tham vấn xây dựng đề án. Rất nhiều nội dung chuyên môn đặt ra, bản chất là “nghệ thuật” đưa chính sách vào thực thi cách nào để quản trị lao động phi chính thức. 

Đặc biệt, nhấn mạnh việc chủ động đặt vấn đề kinh tế phi chính thức thế nào cho đúng và cần minh bạch nền kinh tế, quan hệ kinh tế.

Khi minh bạch có chính sách cụ thể, qua đó hướng đến các nhóm đối tượng như: lao động nông nghiệp, hộ kinh doanh,… liên quan đến “công cụ” bảo hiểm  cần gắn với quyền và nghĩa vụ và thời gian tới cần sửa đổi cho phù hợp với lợi ích người lao động và các đối tượng liên quan.

Đồng thời, cho rằng cơ sở dữ liệu hiện nay cơ bản đáng tin cậy, để độ tin cậy cao hơn cần phân loại phân nhóm để hoàn thiện sửa đổi, cùng với quá trình số hóa và sổ việc làm cần gắn với quản lý dân cư. Để tham mưu, đề xuất các chính sách về lao động phi chính thức là cần phải nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn vào các nhóm vấn đề, nhóm đối tượng. 

Mong muốn trong thời gian tới các đại biểu sẽ tiếp tục quan tâm, tham gia để hiến kế, đóng góp cho Đảng, Nhà nước xây dựng chính sách đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn nữa.

Xem thêm
Thị trường Trung Quốc - 'Át chủ bài' xuất khẩu trái cây

Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng tăng và ước tính, năm 2024 sẽ đạt gần 5 tỷ USD.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh'

Tối 4/11, tại Hà Nội diễn ra Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề ‘Vươn mình tiến vào kỷ nguyên Xanh’.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...

Thu ngân sách Nhà nước gần 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 17,9%

Sau 9 tháng, lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.448,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,1% dự toán năm và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái...