| Hotline: 0983.970.780

Căn cứ bí mật Sherwood Residence và Mật hiệu 'HSTT'

Chủ Nhật 10/03/2024 , 21:00 (GMT+7)

Tòa nhà Sherwood Residence là 'tổng hành dinh', nơi truyền đi những chỉ đạo tối cao của của bị cáo Trương Mỹ Lan về mọi hoạt động liên quan đến việc 'rút ruột' SCB.

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng bằng các thủ đoạn lập công ty ma, sử dụng hồ sơ vay vốn khống tại ngân hàng, nâng giá trị tài sản và hoán đổi tài sản có giá trị ra ngoài. Trong đó, toà nhà Sherwood Residence (số 127 Pasteur, P.6, Q.3, TP.HCM) là một trong số 67 tài sản được “tuồn” ra khỏi hệ thống quản lý của Ngân hàng SCB và chuyển về sở hữu của nhóm Vạn Thịnh Phát.

Không chỉ thế, Sherwood Residence là nơi gặp gỡ giữa bà Trương Mỹ Lan và bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước), mở đầu cho một chuỗi các sai phạm của các cán bộ thanh tra.

Nơi bà Trương Mỹ Lan tuồn hơn 109.000 tỷ đồng

Theo hồ sơ, tính từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan lập khống trên 2.500 khoản vay để rút hơn 1 triệu tỉ đồng của SCB (chiếm 93% dư nợ gốc của ngân hàng này).

Đến nay, các khoản vay đều không có khả năng thu hồi. Nhiều tài sản bị xuất ra đã được chuyển nhượng cho bên khác hoặc chuyển sở hữu nước ngoài, không thể kê biên, phong tỏa. Trong khi đó, kết quả định giá tài sản bảo đảm cho thấy chỉ có 96/203 tài sản bảo đảm cho các khoản vay có đủ giá trị pháp lý.

Những con số mà cơ quan chức năng nêu trong hồ sơ vụ án còn thể hiện đây là vụ án có số bị hại (42.000 người), số tiền tham ô (304.000 tỉ đồng), số tiền một người nhận hối lộ (5,2 triệu USD) lớn nhất từ trước đến nay.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 8/3. Ảnh: HT.

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 8/3. Ảnh: HT.

Cụ thể, giai đoạn 2017 - 2018, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã lập đoàn thanh tra tại SCB. Quá trình thanh tra cho thấy nhiều sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại SCB liên quan các dự án, phương án tái cơ cấu; sai phạm tại khoản vay của một nhóm khách hàng; tình trạng tài chính rất xấu của ngân hàng…

Để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt, bị cáo Trương Mỹ Lan đã dùng tiền để mua chuộc nhiều cán bộ của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước). Và toà nhà Sherwood Residence là nơi gặp gỡ giữa bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước) và bà Trương Mỹ Lan để đặt vấn giải quyết, tháo gỡ những khúc mắc về sai phạm của bà Lan và Vạn Thịnh Phát liên quan đến SCB (Theo lời khai của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB).

Cũng theo lời khai của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, Sherwood Residence cũng là nơi làm việc của nhân viên vệ sinh, người cất giữ “hộp giấy đựng tài liệu” của bà Chu Duyệt Phấn - con gái bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ. Lời khai lái xe riêng của ông Chu Lập Cơ cho biết người nhân viên tên Trần Văn Hùng được bà Trương Mỹ Lan giao quét dọn căn hộ 20I. Cơ quan điều tra khám xét chỗ ở của Trần Văn Hùng và thu giữ hộp giấy đựng tài liệu cùng 190.000 USD.

Kết luận điều tra cho thấy, tiền rút ra khỏi SCB được chuyển vào tài khoản cá nhân/pháp nhân “ma” rồi rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền. Ngay khi tiền mặt được rút ra, các bị can Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung gọi Bùi Văn Dũng (lái xe của bà Trương Mỹ Lan) đến ngân hàng để nhận tiền.

Ông Dũng sau đó vận chuyển toàn bộ số tiền về nhà cho bà Trương Mỹ Lan tại hầm B1 tòa nhà Sherwood 127 Pateur, Q.3, giao cho trợ lý của bà Lan là bà Trần Thị Hoàng Uyên, hoặc về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (193-203 Trần Hưng Đạo).

Theo kết quả điều tra, trong số 1.284 khoản vay của nhóm bà Trương Mỹ Lan, có 240 tài sản đảm bảo cho 430 khoản vay bị hoán đổi tài sản đảm bảo. Cá biệt, có khoản vay bị hoán đổi tới 12 lần. Giá trị tài sản khi đưa vào thế chấp được định giá trên sổ sách là hơn 487.000 tỷ đồng. Sau khi bị hoán đổi thành 278 tài sản bảo đảm, giá trị còn lại trên sổ sách là hơn 351.000 tỷ đồng. Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân đã định giá được 260/278 tài sản đảm bảo, tổng giá trị còn lại tính đến ngày 30/9/2022 chỉ là hơn 108.000 tỷ đồng.

Toà nhà Sherwood Residence một trong số 67 tài sản được 'tuồn' ra khỏi hệ thống quản lý của Ngân hàng SCB và chuyển về sở hữu của nhóm Vạn Thịnh Phát. Ảnh: TL.

Toà nhà Sherwood Residence một trong số 67 tài sản được “tuồn” ra khỏi hệ thống quản lý của Ngân hàng SCB và chuyển về sở hữu của nhóm Vạn Thịnh Phát. Ảnh: TL.

Trong số 240 tài sản bảo đảm bị hoán đổi thì có 67 tài sản đã bị xuất hẳn ra khỏi hệ thống quản lý của SCB, có nhiều tài sản có giá trị lớn, chuyển thành nhóm Vạn Thịnh Phát sở hữu như tòa nhà Sherwood Residence, hay tòa nhà 66 Phó Đức Chính, Q.1, TPHCM.

Tuy nhiên, từ người ra quyết định thanh tra (bị cáo Nguyễn Văn Hưng - nhận số tiền 390.000 USD), trưởng đoàn thanh tra (bị cáo Đỗ Thị Nhàn - nhận số tiền 5,2 triệu USD), phó trưởng đoàn đến các thành viên tổ tổng hợp, thành viên tại các tổ thanh tra (người nhận ít nhất là hơn 100 triệu đồng) đều bị bị cáo Trương Mỹ Lan mua chuộc để từ đó, họ không chuyển các sai phạm tới cơ quan chức năng xử lý…

Hệ sinh thái đồng phạm và mật hiệu "HSTT"

Trên thực tế, tất cả các hoạt động vay vốn của Vạn Thịnh Phát tại SCB đều không thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn, mà được theo dõi riêng trên hệ thống dữ liệu “Core Banking” của Ngân hàng SCB. Đặc biệt, nhóm khách hàng vay vốn thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát được tạo thêm trường dữ liệu với ký hiệu là “HSTT”, nhằm phục vụ việc theo dõi, thống kê và phê duyệt cho vay, bỏ qua quy trình cho vay thông thường theo quy định. 

Dựa trên mô hình kim tự tháp, mỗi cá nhân thể hiện sự chủ động làm việc theo những “mật hiệu” do bị cáo Trương Mỹ Lan quy ước.

Bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), biết rất rõ khoản vay nào là của bị cáo Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Những hồ sơ này Bùi Anh Dũng chỉ ký hợp thức mà không cần thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn và được theo dõi riêng trên hệ thống dữ liệu 'core banking' của SCB bằng trường dữ liệu được ký hiệu 'HSTT'.

Bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB), biết rất rõ khoản vay nào là của bị cáo Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Những hồ sơ này Bùi Anh Dũng chỉ ký hợp thức mà không cần thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm, không quan tâm phương án vay vốn và được theo dõi riêng trên hệ thống dữ liệu "core banking" của SCB bằng trường dữ liệu được ký hiệu "HSTT".

“HSTT” cũng là 4 ký tự mà bị cáo Tạ Chiêu Trung, cựu Phó Chủ tịch HĐQT SCB, nắm chắc. Dù không nhận chỉ đạo trực tiếp nhưng Tạ Chiêu Trung biết rõ bị cáo Lan là “chủ nhân thực sự” của SCB.

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân sai phạm hơn 10 năm tại SCB không bị phát hiện là bị cáo Trương Mỹ Lan tạo ra một  “hệ sinh thái đồng phạm” bài bản, quy mô theo mô hình “Kim tự tháp” với hàng ngàn cá nhân, liên kết chặt chẽ với nhau, một trong những nhân tố quan trọng khiến hệ sinh thài cùng sai phạm trong thời gian dài, là sự “ngầm hiểu” nhau. Dựa trên mô hình kim tự tháp, mỗi cá nhân làm việc với vai trò, nhiệm vụ khác nhau, nhưng tất cả tuân theo những “mật hiệu” do bà Lan quy ước.

Theo đó, mức độ thân tín giảm dần, trong đó, người thân nhiều là chồng, con, cháu gái... đến sự đến đáy của mô hình là những nhân viên thấp hơn, sự tin tưởng ít hơn. Khi tham gia vào mô hình kim tự tháp, các cá nhân được bị cáo Trương Mỹ Lan trả lương, tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB tùy theo cấp bậc.

Quan trọng nhất và được hưởng lợi nhiều nhất trong mô hình “Kim tự tháp” này là “bộ sậu” lãnh đạo chủ chốt tại SCB (Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các chi nhánh lớn, Trưởng ban kiểm soát) do bà Trương Mỹ Lan lựa chọn, đưa vào. Mỗi vị trí này được bà Lan trả mức lương từ 200 - 500 triệu đồng/tháng chưa bao gồm các phúc lợi khác.

Toà nhà Windsor Plaza Hotel - một trong những khách sạn cao cấp đầu tiên của Vạn Thịnh Phát (số 18 An Dương Vương, Q,5, TP.HCM). Ảnh: TL.

Toà nhà Windsor Plaza Hotel - một trong những khách sạn cao cấp đầu tiên của Vạn Thịnh Phát (số 18 An Dương Vương, Q,5, TP.HCM). Ảnh: TL.

Như vậy, đối với hồ sơ có dự liệu ký hiệu “HSTT”, SCB sẽ bỏ qua quy trình vay thông thường theo quy định. Quá trình làm việc tại ngân hàng. Ngoài ra, để tránh sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, năm 2020, Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc SCB, ký quyết định thành lập 3 đơn vị cho vay chỉ để phục vụ các khoản vay của bị cáo Lan. Cựu tổng giám đốc SCB biết rõ điểm chung hồ sơ vay của bị cáo Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nên chỉ ký khống thủ tục.

Những “kỷ lục” xấu nhất từ trước đến nay

Từ những “ngầm hiểu” hoặc được chỉ đạo trực tiếp, 45 cựu lãnh đạo các cấp của SCB, Ngân hàng nhà nước, đã giúp sức tích cực cho hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan.Từ người ra quyết định thanh tra (bị cáo Nguyễn Văn Hưng - nhận số tiền 390.000 USD), Trưởng đoàn thanh tra (bị cáo Đỗ Thị Nhàn - nhận số tiền 5,2 triệu USD), Phó trưởng đoàn đến các thành viên Tổ tổng hợp, thành viên tại các Tổ thanh tra (người nhận ít nhất là hơn 100 triệu đồng) đều bị bị cáo Trương Mỹ Lan mua chuộc để từ đó, họ không chuyển các sai phạm tới cơ quan chức năng xử lý…Đây là vụ án có số bị hại (42.000 người), số tiền tham ô (304.000 tỉ đồng), số tiền một người nhận hối lộ (5,2 triệu USD) lớn nhất từ trước đến nay.

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Giảm án cho bị cáo Nguyễn Cao Trí trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tòa phúc thẩm giảm án cho Nguyễn Cao Trí trong vụ Vạn Thịnh Phát, ghi nhận khắc phục hậu quả nhưng hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng.