| Hotline: 0983.970.780

Cần nhân rộng mô hình VnSAT để HTX, người dân được tiếp cận

Thứ Sáu 24/12/2021 , 07:41 (GMT+7)

Các HTX, Tổ hợp tác được dự án VnSAT hỗ trợ khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp ngành hàng cà phê phát triển bền vững.

HTX Sản xuất Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Minh Toàn Lợi (huyện Krông Năng, Đăk Lăk) là một trong những đơn vị tham gia dự án VnSAT đầu tiên tại Đăk Lăk. HTX có 227 thành viên, diện tích 360 ha sản lượng 1.330 tấn/năm.

Khi tham gia dự án, HTX được dự án VnSAT hỗ trợ xây dựng đường vào khu sản xuất, sân phơi, xưởng chế biến và nhà kho gần 4 tỷ đồng. Hiện, HTX Sản xuất Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Minh Toàn Lợi là một trong những đơn vị hoạt động rất có hiệu quả tại tỉnh Đăk Lăk.

Ông Vũ Quốc Quân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Sản xuất Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Minh Toàn Lợi cho biết, năm 2016 đơn vị tham gia dự án VnSAT. Thời gian đầu đơn vị tham gia thì được các chuyên gia của dự án VnSAT tổ chức tập huấn kỹ thuật về tái canh cà phê bền vững cho các thành viên. Đến năm 2019, HTX Minh Toàn Lợi được dự án VnSAT hỗ trợ xây dựng đường giao thông vào khu sản xuất, sân phơi, nhà kho, trụ sở làm việc.

Dự án VnSAT hỗ trợ một số HTX, Tổ hợp tác đầu tư đường giao thông vào khu sản xuất. Ảnh: Quang Yên.

Dự án VnSAT hỗ trợ một số HTX, Tổ hợp tác đầu tư đường giao thông vào khu sản xuất. Ảnh: Quang Yên.

“Sau khi tham gia dự án VnSAT về cơ sở hạ tầng của HTX được nâng lên một bước. Từ đó, sản phẩm của đơn vị được cải thiện về chất lượng cũng như giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm được chi phí cho HTX cũng như thành viên”, ông Quân nói và cho biết, qua các lớp đào tạo tập huấn, thành viên HTX đều áp dụng quy trình tái canh vào trong sản xuất cà phê rất hiệu quả. Người dân áp dụng sản xuất cà phê bền vững, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao.

Đặc biệt trước khi tham gia dự án, cơ sở vật chất của HTX phải đi thuê. Đường vào khu sản xuất lầy lội, khó vận chuyển nông sản. “Các thành viên vận chuyển cà phê từ vườn ra đến khu vực sơ chế hay gia đình rất khó khăn. Đến giờ đường xá được đầu tư thì việc vận chuyển dễ dàng ít bị hao hụt, giảm được công sức của người dân.

Hiệu quả của dự án VnSAT thì không phải bàn cãi bởi ai cũng nhận thấy điều này. Việc đào tạo, tập huấn được VnSAT tổ chức rất bài bản, dễ hiểu nên người nông dân nắm rất rõ khoa học kỹ thuật về tái canh cà phê”, ông Quân chia sẻ.

Các HTX được hỗ trợ đầu tư sân phơi giúp chất lượng cà phê ngày càng tăng. Ảnh: Quang Yên.

Các HTX được hỗ trợ đầu tư sân phơi giúp chất lượng cà phê ngày càng tăng. Ảnh: Quang Yên.

Về máy móc, thiết bị, VnSAT đầu tư, hỗ trợ rất có lợi cho người nông dân. “Do đó, dự án VnSAT cần thiết phải nhân rộng để những HTX trên địa bàn tỉnh được tiếp cận. Khi nhân rộng, nhiều HTX liên kết lại với nhau thì sẽ đủ năng lực xuất khẩu ra nước ngoài. Khi có đủ năng lực, các HTX sẽ đi cùng nhau xa hơn, tiếp cận được nhiều thị trường nước ngoài hơn”, ông Quân nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Quân cho biết thêm VnSAT cần đầu tư đồng bộ thì mới phù hợp với sự phát triển của thế giới. Theo đó, dự án VnSAT cần có một khoảng kinh phí để nghiên cứu sâu nhằm cải thiện, tìm ra các giống cây cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tương tự, ông Bùi Văn Hoàn, Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết, thôn 5 (xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk) cho biết, dự án VnSAT hỗ trợ đơn vị hơn 2 km đường vào khu sản xuất, nhà kho và sân phơi.

Theo ông Hoàn Tổ hợp tác được hình thành từ tổ 4C nên cơ sở vật chất thời gian đầu không có. Sau khi thấy đơn vị khó khăn, dự án VnSAT và chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng đường vào khu sản xuất, xây dựng nhà kho, sân phơi.

Người dân được tập huấn tái canh cà phê giúp sản lượng tăng so với canh tác truyền thống. Ảnh: Quang Yên.

Người dân được tập huấn tái canh cà phê giúp sản lượng tăng so với canh tác truyền thống. Ảnh: Quang Yên.

Trước đây, đường lầy lội, khó đi, khi chở nông sản một lần chỉ được khoảng 20 bao. Tuy nhiên, sau khi được hỗ trợ làm đường thì có thể chở được 40 bao. Người dân, tổ hợp tác giảm được 50% tiền vận chuyển, thời gian di chuyển. Đặc biệt, những năm trước giá cà phê rẻ nên người dân muốn trữ lại để khi được giá bán nhưng không có kho. Do đó, VnSAT hỗ trợ xây dựng nên phát huy hiệu quả rất tốt.

“Từ khi các thành viên tổ hợp tác được dự án VnSAT đào tạo tập huấn về mô hình tái canh cà phê bền vững thì người tham gia dự án đã có thể tự ghép cây cà phê. Cách làm vệ sinh vườn cũng như sản xuất sao ứng phó được với việc biến đổi khí hậu. Trước đây, người dân chưa biết đến việc tái canh cà phê nhưng hiện nay họ nắm rất vững quy trình kỹ thuật nhờ đó năng suất rất đạt giúp tăng thu nhập cho người nông dân”, ông Hoàn thông tin.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.