| Hotline: 0983.970.780

Cần tạo điều kiện tối đa để người lao động tiếp cận nhanh Nghị quyết 68/NQ-CP

Thứ Hai 19/07/2021 , 06:41 (GMT+7)

Tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm và tạo điều kiện tối đa để người lao động tiếp cận nhanh với chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP, đồng thời triển khai tốt công tác hậu kiểm.

Bộ trưởng Đào Ngọc dung lưu ý tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm và tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động có thể tiếp cận nhanh với chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP, đồng thời cần triển khai tốt công tác hậu kiểm. Ảnh: TTTT Bộ LĐ-TBXH.

Bộ trưởng Đào Ngọc dung lưu ý tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm và tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động có thể tiếp cận nhanh với chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP, đồng thời cần triển khai tốt công tác hậu kiểm. Ảnh: TTTT Bộ LĐ-TBXH.

Đây là một trong những nội dung được Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung yêu cầu tại  buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên về tình hình thực hiện công tác lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2021; kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Không để đứt gãy chuỗi nguồn lao động

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Điều đáng mừng, các doanh nghiệp và khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh vẫn được đảm bảo an toàn trong khó khăn của dịch Covid-19. Đây chính là "thành trì" rất quan trọng của sự tăng trưởng và chống đứt gãy chuỗi nguồn lao động.

“Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên kiên quyết không được lơ là chủ quan và cần phải tiếp tục chú trọng, duy trì những thành quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các khu công nghiệp, khu dân cư và gắn với đảm bảo công tác an sinh xã hội” - Bộ trưởng Dung, lưu ý.

Đối với việc triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cho rằng: Tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc rất sớm và đánh giá đúng tầm quan trọng của chính sách, qua đó đem lại hiệu quả trong việc triển khai thực hiện.

Theo Bộ trưởng, Nghị quyết 68/NQ-CP đã giảm tối đa các điều kiện của đối tượng, thời gian thực hiện thủ tục so với Nghị quyết 42/NQ-CP trước đây. Đặc biệt, tính thông thoáng của chính sách sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc giải ngân tới người lao động và người sử dụng lao động.

Qua thực tế gặp gỡ, lắng nghe ý kiến một số doanh nghiệp tại Thái Nguyên có nhu cầu tiếp cận gói hỗ trợ từ Nghị quyết 68/NQ-CP, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị tỉnh Thái Nguyên cần nhanh chóng nắm bắt những lợi ích tốt của chính sách để ổn định và phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa gói hỗ trợ đến tay người thụ hưởng.

“Tỉnh cần quan tâm và tạo điều kiện tối đa để người lao động và người sử dụng lao động có thể tiếp cận nhanh với chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP, đồng thời cần triển khai tốt công tác hậu kiểm” - Bộ trưởng, nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng, các doanh nghiệp trong tỉnh cần nghiên cứu kỹ các chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 68/NQ-CP vì còn nhiều nội dung có tính nhân văn và thiết thực. Đơn cử như chính sách miễn giảm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ lao động ngừng việc; vay vốn để trả lương và phát triển sản xuất kinh doanh…

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TTTT Bộ LĐ-TBXH.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: TTTT Bộ LĐ-TBXH.

Thực hiện tốt “mục tiêu kép”

Tại cuộc làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải, cho biết: Tới nay, Thái Nguyên có tỉ lệ ca nhiễm trong cộng đồng rất thấp, việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch được các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc từ nhiều tháng qua. Nhiều chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn duy trì và tăng trưởng tốt so với cùng kỳ của năm 2020. Đặc biệt, trong tháng 7, dù tình hình dịch bệnh còn phức tạp, nhưng Thái Nguyên vẫn thực hiện tốt “mục tiêu kép” cũng như đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách an sinh xã hội.

Cũng tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao vai trò của Bộ LĐ-TBXH khi tham mưu giúp Chính Phủ xây dựng Nghị quyết 68/NQ-CP, trong đó nổi bật là việc chủ động đề xuất các thủ tục thông thoáng hơn, đa dạng hình thức hỗ trợ, dễ triển khai và bám sát đối tượng cần hỗ trợ.

“Ngay sau khi Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg được ban hành, tỉnh đã giao các cơ quan, đơn vị rà soát tổng hợp các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; yêu cầu xác định cụ thể thời gian hoàn thành hỗ trợ đợt một cho các nhóm đối tượng. Đồng thời, tổ chức hội nghị liên ngành gồm các sở ngành liên quan để triển khai thực hiện” – Bí thư Nguyễn Thanh Hải, trao đổi.

Thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành

Thông tin thêm tại buổi làm việc, giám đốc Sở Lao động -  Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Quỳnh Hương, cho biết: 6 tháng đầu năm 2021, Sở đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung - cầu lao động; cập nhật, tổng hợp thông tin thị trường lao động để chia sẻ, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động;

Thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, lưu động, phiên giao dịch việc làm chuyên đề, phiên giao dịch việc làm online; Tổ chức “Ngày hội việc làm tỉnh Thái Nguyên”, các hoạt động tư vấn định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm năm 2021, thu hút gần 100 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong, ngoài tỉnh với hơn 22.000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động và tuyển sinh học sinh học nghề...

Toàn tỉnh có 5.214 người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020; 4.595 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Bên cạnh đó, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thái Nguyên cũng đã tổ chức rà soát toàn bộ các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh; tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ mọi trường hợp nhập cảnh, lao động nước ngoài đã đăng ký và làm việc tại các cơ sở, doanh nghiệp.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Bìa phải) và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải (Thứ hai từ trái qua) trao tiền hỗ trợ cho người lao động. Ảnh: TTTT Bộ LĐ-TBXH.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (Bìa phải) và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải (Thứ hai từ trái qua) trao tiền hỗ trợ cho người lao động. Ảnh: TTTT Bộ LĐ-TBXH.

Về thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, giám đốc Nguyễn Thị Quỳnh Hương, cho biết: dự kiến đến 25/7/2021, tỉnh Thái Nguyên sẽ hoàn thành công tác rà soát các đối tượng và có văn bản gửi Bộ Tài chính để hỗ trợ kinh phí theo quy định.

“Tính đến ngày 13/7/2021, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt hồ sơ doanh nghiệp vay vốn trả lương cho 260 lao động, với số tiền hơn 3,057 tỷ đồng. Các địa phương đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ đối với 33 giáo viên mầm non (thuộc đối tượng người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động), với số tiền hỗ trợ 133.430.000 đồng và đã được UBND tỉnh ban hành quyết định hỗ trợ. Bảo hiểm Xã hội tỉnh thực hiện giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 164.122 người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…” – Giám đốc Nguyễn Thị Quỳnh Hương thông tin.

Xem thêm
Thời của tôm sú?

Theo số liệu của Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), Trung Quốc, Việt Nam là hai quốc gia sản xuất tôm sú lớn nhất thế giới, với sản lượng mỗi nước khoảng 150.000 tấn.

Hàng ngàn cơ hội trúng xe, trúng vàng khi tham gia 'Mùa Vàng Thắng Lớn 2024'

Tiếp nối sự ủng hộ của bà con nông dân trong nhiều năm qua, chương trình 'Mùa Vàng Thắng Lớn 2024' được Phân Bón Cà Mau triển khai với nhiều giải thưởng hấp dẫn.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất