| Hotline: 0983.970.780

Cảng cá gây khó khi yêu cầu tách lượng thủy sản xin cấp giấy S/C

Thứ Ba 23/06/2020 , 06:35 (GMT+7)

Gần đây, một số cảng cá đã yêu cầu doanh nghiệp tách lượng nguyên liệu thu mua xin cấp giấy S/C. Điều này đang gây bức xúc cho nhiều doanh nghiệp thủy sản.

Thu mua hải sản ở một cảng cá. Ảnh: Sơn Trang.

Thu mua hải sản ở một cảng cá. Ảnh: Sơn Trang.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), gần đây, nhiều doanh nghiệp hội viên VASEP đã phản ánh sự bức xúc trong việc cấp giấy và thu phí xác nhận nguyên liệu ở một số cảng cá.

Cụ thể, một số Ban quản lý cảng cá ở một số tỉnh như Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Vũng Tàu… đã yêu cầu các doanh nghiệp tách lượng nguyên liệu thu mua xin cấp giấy xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) để không vượt 36 tấn nguyên liệu/giấy 

Trong khi đó, Thông tư 118/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản, lại không khống chế khối lượng thủy sản cho mỗi giấy S/C.

Cụ thể, tại Điều 4 của Thông tư này, về Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản, chỉ quy định cách tính phí là 150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn), tối đa không quá 700.000 đồng/lần.

Với quy định trên, có thể hiểu rằng, kể cả khi số tấn thủy sản xin cấp giấy S/C nhiều tới mức khi dùng công thức “150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn)”, cho kết quả cao hơn 700.000 đồng, thì cũng chỉ thu tối đa 700.000 đồng/lần cấp.

Thế nhưng, một số Ban quản lý cảng cá lại yêu cầu các doanh nghiệp tách lượng nguyên liệu thu mua xin cấp giấy S/C để không vượt 36 tấn nguyên liệu/giấy (tương đương phí cấp S/C tính ra không vượt quá 700.000 đồng/lần). Yêu cầu này rõ ràng không đúng với quy định trong Thông tư 118/2018/TT-BTC.

Do quy định nói trên của một số cảng cá, trong nhiều trường hợp, lượng hải sản doanh nghiệp thu mua trong 1 lần tại một nơi được khoảng 40 tấn, nhưng không được đăng ký như quy định tại Thông tư 118/2018/TT-BTC, mà phải tách làm 2 giấy S/C, một giấy 36 tấn và giấy kia là số còn lại khoảng 4 tấn.

Các doanh nghiệp cho rằng yêu cầu trên của một số cảng cá đã làm tăng thêm chi phí cho doanh nghiệp, và chỉ làm lợi cho cảng cá. Bởi khi tách làm 2 giấy (khi lượng thủy sản xin cấp giấy S/C) lớn hơn 36 tấn, cảng cá sẽ thu thêm được phí cấp giấy S/C, thay vì chỉ được thu tối đa 700.000 đồng/lần nếu làm đúng theo Thông tư 118/2018/TT-BTC.

Trước tình hình đó, VASEP đã có văn bản kiến nghị Bộ NN-PTNT kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy định về cấp giấy xác nhận nguyên liệu S/C và thống nhất việc thực hiện quy định này theo đúng Thông tư 118/2018/TT-BTC.

Xem thêm
Đầm Hà hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

QUẢNG NINH Hiện huyện Đầm Hà có 5.656ha đất bãi triều và mặt nước biển đã được cập nhật, tích hợp vào quy hoạch tỉnh phê duyệt.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.