| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Lơ là chống khai thác IUU sẽ bị xử lý

Thứ Tư 01/04/2020 , 07:43 (GMT+7)

Tổ chức, cá nhân không kiên quyết khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, làm hạn chế tính răn đe chống khai thác IUU sẽ bị xử lý.

Chống IUU đang đi đúng hướng

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết, sau chuyến công tác của Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) tại tỉnh Kiên Giang (vào cuối năm 2019), qua trao đổi đoàn đã có đánh giá tỉnh đã triển khai thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU) có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng.

Đoàn Thanh tra của EC đánh giá việc triển khai thực hiện chống khai thác IUU của Kiên Giang có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng. Ảnh: Trung Chánh.

Đoàn Thanh tra của EC đánh giá việc triển khai thực hiện chống khai thác IUU của Kiên Giang có nhiều tiến bộ và đang đi đúng hướng. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Khuyến nghị của EC, quy trình quản lý tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang) có nhiều tiến bộ hơn so với năm 2018. Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu hải sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.

Tuy nhiên, còn một số mặt tồn tại hạn chế cần khắc phục: một là chưa hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá đối với nhóm tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên theo quy định, một số tàu không liên lạc được chưa xác định được nguyên nhân.

Quy trình quản lý tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang) có nhiều tiến bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu hải sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Quy trình quản lý tại cảng cá Tắc Cậu (huyện Châu Thành, Kiên Giang) có nhiều tiến bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tàu cá, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu hải sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản. Ảnh: Trung Chánh.

Chưa thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ đối với tàu cá vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá mất kết nối trên biển và tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài (năm 2019 Kiên Giang có 90 tàu vi phạm theo công bố của Tổng cục Thủy sản).

Ngoài ra, theo thông tin từ các cơ quan chức năng, phía EC đánh giá hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam không mang tính bền vững, một số tàu cá có dấu hiệu đánh bắt hải sản tận diệt, chưa có quy định cấm biển để để tái sinh môi trường.

Quản lý chặt chẽ đội tàu

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, trong năm 2020, cần tiếp tục nghiên cứu giải pháp cho khai thác thủy sản theo hướng quản lý chặt chẽ đội tàu, nhằm khắc phục ngay tình trạng đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài, khắc phục tình trạng khai thác thủy sản đến mức “tận diệt” hiện nay trên vùng biển Kiên Giang.

Kiên Giang sẽ xử lý nghiêm các tổ, chức cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản nhưng cố tình né tránh trách nhiệm, thiếu kiên quyết, tìm cách thay đổi hành vi nhẹ hơn trong xử phạt. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang sẽ xử lý nghiêm các tổ, chức cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản nhưng cố tình né tránh trách nhiệm, thiếu kiên quyết, tìm cách thay đổi hành vi nhẹ hơn trong xử phạt. Ảnh: Trung Chánh.

Xử lý nghiêm các tổ, chức cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản nhưng cố tình né tránh trách nhiệm, thiếu kiên quyết, tìm cách thay đổi hành vi nhẹ hơn trong xử phạt. Hiểu không đúng quy định của pháp luật dẫn đến góp phần làm cạn kiệt nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản hiện nay của địa phương và làm hạn chế tính răn đe để ngăn chặn tình trạng đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Để góp phần thực hiện tốt các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU, nhằm khắc phục thẻ vàng của EC, các đơn vị và các huyện, thành phố ven biển tập trung triển khai thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm vụ được giao. Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh ban hành quy định về cấm biển theo vùng, theo thời gian trên địa bàn.

Khi phát hiện tàu cá có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, Chi cục Thủy sản có trách nhiệm kịp thời thông báo cho Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và các đơn vị lực lượng chức năng có liên quan như: Bộ Tư lệnh vùng 5 Hải quân, Bộ Tư lệnh vùng cảnh sát biển 4, Hải đoàn Biên phòng 28… để phối hợp xử lý theo quy định.

Kiên Giang tăng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện tốt việc chống khai thác có tính chất tận diệt nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang tăng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện tốt việc chống khai thác có tính chất tận diệt nguồn lợi thủy sản tại địa phương. Ảnh: Trung Chánh.

Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực thực hiện tốt việc chống khai thác có tính chất tận diệt nguồn lợi thủy sản tại địa phương. UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động và giáo dục ngư dân tại địa phương bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Quan tâm phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và đi đến từng nhà ngư dân để tuyên truyền vận động, giáo dục về chống khai thác IUU.

Đồng thời, có kế hoạch tổ chức đợt cao điểm thanh tra, kiểm tra và xử lý tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển Kiên Giang, thời gian cao điểm có thể từ 3-6 tháng. UBND các huyện, thành phố chủ trì phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh, Đồn, Trạm kiểm soát biên phòng tại địa phương xử lý nghiêm và triệt để tình trạng khai thác thủy sản có tính chất “tận diệt” trên địa bàn.

Nếu không thực hiện tốt các khuyến nghị về chống khai thác IUU, nhất là vẫn để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, sẽ có nguy cơ EC nâng từ cảnh báo “thẻ vàng” lên “thẻ đỏ”. Nếu bị áp dụng “thẻ đỏ”, Việt Nam sẽ bị cấm hoàn toàn xuất khẩu hải sản sang thị trường Châu Âu, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến việc xuất khẩu mặt hàng này đến các nước khác.

Xem thêm
Nuôi ba ba, gặp mưa bão lịch sử vẫn lãi khá

HẢI DƯƠNG Mỗi năm thị xã Kinh Môn (Hải Dương) này cung ứng ra thị trường khoảng 60 tấn ba ba thịt, doanh thu ước đạt 21 - 24 tỷ đồng.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.