| Hotline: 0983.970.780

Cảnh đẹp hút hồn, thiên nhiên hút mắt từ thác Bản Giốc đến hồ Ba Bể

Thứ Năm 25/05/2023 , 16:26 (GMT+7)

Từ thác Bản Giốc đến hồ Ba Bể, lấy quốc lộ 3 làm trục chính, cứ rong ruổi trên đường là thấy cảnh đẹp nhiều vô kể, ở đâu cũng muốn nán lại thật lâu.

 

Bản Giốc được đánh giá đứng thứ 4 toàn cầu trong hệ thống thác xuyên biên giới. Nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, thác Bản Giốc là thắng cảnh nổi tiếng, nổi bật với dòng chảy tự nhiên, trắng xóa với nhiều cung bậc thác. Dòng thác không chỉ mang vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, mà còn mang nét kiêu hùng của miền biên cương.

 

Phía trên thác Bản Giốc là Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc, ngôi chùa tọa lạc tại xã Đàm Thủy, được xem như một dấu mốc tâm linh cho vùng biên cương phía Bắc. Đây là ngôi chùa đầu tiên được xây dựng trên mảnh đất biên cương phía Bắc của Tổ quốc, là điểm tham quan kỳ thú cho du khách trong và ngoài nước khi tới Cao Bằng.

 

Cũng ở xã Đàm Thủy, làng đá Khuổi Ky là ngôi làng cổ của người Tày còn giữ được những nét độc đáo về kiến trúc và văn hóa nên trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách. Những ngôi nhà sàn cổ có tuổi hàng trăm năm, được xây hoàn toàn bằng đá, lợp ngói âm dương truyền thống và có cả những góc được bố trí dưới mái nhũ ngàn tuổi của hang đá.

 

Thượng nguồn thác Bản Giốc, sông Quây Sơn là một trong những con sông chảy vào vùng đất biên cương Tổ quốc, con sông hiền hòa uốn lượn qua các dãy núi đá vôi trập trùng của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ bao đời nay, dòng sông chứa đựng nhiều giá trị to lớn và gắn bó khăng khít với cuộc sống của người dân hai bên bờ với một màu xanh ngắt.

 

Không chỉ có thác Bản Giốc hay động Ngườm Ngao, du khách đến với công viên địa chất non nước Cao Bằng còn được khám phá những đỉnh núi thủng hùng vĩ, hang động huyền bí cùng các căn biệt thự cổ hay nhà sàn bằng đá… trong đó có núi thủng Đoài Dương. Đây là địa điểm chưa được nhiều người biết đến, do đa phần khi nhắc đến núi thủng ở Cao Bằng, ai cũng nghĩ tới ngọn núi ở huyện Trà Lĩnh, nay đã trở thành địa điểm cắm trại nổi tiếng.

 

Xuôi về phía thành phố Cao Bằng, thôn Phia Thắp của xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên nằm ven quốc lộ 3, nép dưới chân núi Phà Hùng và được bao quanh bởi những cánh đồng ngô, chuối. Phia Thắp được biết đến với nghề làm hương truyền thống từ bao đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả làng ai cũng biết làm hương.

 

Từ thành phố Cao Bằng tới thành phố Bắc Kạn nếu di chuyển theo trục quốc lộ 3 phải qua cỡ 7 con đèo con có tên, còn đèo dốc không tên thì không đếm xuể. Trong đó, đèo Cao Bắc được xem như ranh giới địa lý giữa 2 tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn với đường ranh giới 2 tỉnh chạy qua phần đỉnh đèo ở vùng giáp ranh bản Khuổi Hoa, xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng và bản Bể Lê, xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Mùa hè, cảnh sắc ở chân đèo Cao Bắc vàng rực khắp nơi, ruộng đồng bao bọc lấy nhà cửa.

 

Trên đường về Ba Bể, ghé thôn Phiêng Phàng trên đỉnh Pù Lầu du khách sẽ bị mê hoặc bởi cảnh sắc thiên nhiên miền sơn cước này. Thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) có hệ thống rừng trúc rộng lớn, ngoài làm cảnh quan thu hút khách du lịch còn là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề đan lát truyền thống của bà con người Dao Quế Lâm tại địa phương, tạo công ăn việc làm và thu nhập trong những lúc nông nhàn, đặc biệt là cho phụ nữ.

 

Nằm ở lưng chừng đỉnh Pù Lầu của dãy Phja Bjoóc, thôn Phiêng Phàng có vài chục ngôi nhà, toàn bộ là nơi sinh sống của người Dao, thuộc xã Yến Dương, huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Từ độ cao 500m nhìn xuống, Phiêng Phàng như một resort cao cấp, tựa lưng vào núi, nhìn thẳng xuống ruộng bậc thang rộng bát ngát, còn những ngôi nhà như các căn bungalow.

 

Với tập quán sinh sống ở những vùng sườn núi cao, người Dao nói chung và người Dao Quế Lâm ở thôn Phiêng Phàng, thôn cao nhất nhì của xã Yến Dương (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) rất ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho nguồn nước ở nơi đầu nguồn. Ngay cạnh thôn là hệ thống ruộng bậc thang của bà con, trải rộng trên diện tích hơn 1ha, đây là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp của 42 hộ dân trong thôn Phiêng Phàng. Toàn bộ diện tích ruộng bậc thang của thôn được bà con tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, hạn chế tối đa sự có mặt của phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật.

 

Rời đỉnh Pù Lầu, đến hồ Ba Bể dạo chơi du khách có thể lựa chọn dịch vụ đi thuyền trên hồ và khám phá những điểm tham quan độc đáo trên sông Năng. Khởi nguồn từ từ nhiều khe suối nhỏ thuộc hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và huyện Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn, sông Năng chảy về hướng Tây Nam, qua hồ Ba Bể rồi sang đất Tuyên Quang, đổ vào sông Gâm trước rồi sau đó là hồ thủy điện Na Hang.

 

Ngay trước khi tràn qua thác Đầu Đẳng sang đất Tuyên Quang để hợp lưu với sông Gâm, sông Năng có đoạn chạm vào hồ Ba Bể. Từ độ cao 500m, có thể nhìn thấy rõ đoạn ngã 3 giao thoa dòng nước với 2 màu đậm nhạt khác biệt.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Phóng sự 06:45

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Phóng sự 10:23

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

Phóng sự 06:00

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Tân nghiên cứu sinh Harvard: Năng lượng tái tạo là nền tảng phát triển xã hội

Phóng sự 15:21

Đối với Lê Mạnh Linh (sinh năm 2000), khả năng tiếp cận năng lượng chính là chỉ dấu quan trọng của sự phát triển xã hội, mang lại cuộc sống sung túc, đầy đủ hơn.

Người Hà Nhì giữ cực tây Tổ quốc

Người Hà Nhì giữ cực tây Tổ quốc

Phóng sự 14:38

Nhờ sự tuyên truyền, vận động của đảng bộ, chính quyền xã Sín Thầu, gần 10 năm nay, khu vực biên giới tại huyện Mường Nhé (Điện Biên) luôn đảm bảo an ninh trật tự.

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

[Bài 2] Bức panorama lớn nhất Việt Nam và mối tình Điện Biên của hai nghệ sỹ

Phóng sự 10:12

Năm 1961, diễn viên trẻ Ngọc Lan tình cờ gặp họa sỹ Ngô Mạnh Lân ở Moscow. Cuộc gặp gỡ định mệnh gắn kết hai nghệ sỹ nhờ mối nhân duyên với Điện Biên Phủ.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm