| Hotline: 0983.970.780

Phiêng Phàng: Bản người Dao đẹp như resort 5 sao trên dãy Phja Bjoóc

Thứ Năm 25/05/2023 , 07:30 (GMT+7)

Từ độ cao 500m nhìn xuống, Phiêng Phàng như một resort cao cấp, tựa lưng vào núi, nhìn thẳng xuống ruộng bậc thang rộng bát ngát, còn những ngôi nhà như các căn bungalow.

 

Nằm ở lưng chừng đỉnh Pù Lầu của dãy Phja Bjoóc, thôn Phiêng Phàng có vài chục ngôi nhà, toàn bộ là nơi sinh sống của người Dao, thuộc xã Yến Dương, huyện Ba Bể, Bắc Kạn. Để đến được đây cứ đi theo đường tỉnh 258, hướng từ thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể, khi đến chợ Yến Dương thì hỏi đường lên Phiêng Phàng mà rẽ vào, leo dốc khoảng gần 10km sẽ đến được thôn.

 

Từ trên cao nhìn xuống, những nóc nhà của người Dao Quế Lâm nằm rải rác, mỗi căn lại có đường mòn riêng dẫn lối, chẳng khác gì những chiếc bungalow trong các resort 5 sao cao cấp ở các khu du lịch nổi tiếng. Chưa kể, khi dừng chân ở Phiêng Phàng, du khách sẽ vừa được ngắm cảnh núi non hùng vĩ, vừa khám phá được cánh đồng ruộng bậc thang thoai thoải theo sườn núi.

 

Cả thôn Phiêng Phàng có 42 hộ và 57 nhân khẩu, tất cả đều là đồng bào dân tộc Dao Quế Lâm, những người đã tìm ra vùng đất này và định cư hàng trăm năm trước. Cả thôn nằm gọn gàng ở lưng chừng đỉnh Pù Lầu, đây là đỉnh núi nằm trên dãy Phja Bjoóc xanh tươi, yên tĩnh. Địa điểm này vừa đủ cao để có thể hưởng khí hậu dễ chịu quanh năm, vừa đủ thấp để bà con người Dao Quế Lâm có diện tích tương đối bằng phẳng canh tác nông nghiệp.

 

Trước đây, Phiêng Phàng là thôn vùng cao khó khăn nhất của xã, giao thông đi lại bị cản trở, người dân chưa biết cách làm kinh tế nên tỷ lệ hộ nghèo cao. Những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, đồng bào Dao Quế Lâm ở Phiêng Phàng đã dần thay đổi cách nghĩ, cách làm khi được tiếp cận với các mô hình, dự án phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

Đồng bào Dao ở Phiêng Phàng trước đây chỉ khai phá đất ruộng canh tác lúa, ngô, sắn, thu nhập không cao thì nay bà con đã biết cách làm kinh tế tập thể. Phụ nữ, thanh niên được trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất của hợp tác xã. Bà con hiện tập trung phát triển trồng dong riềng và canh tác lúa nếp Tài cung cấp nguồn nguyên liệu cho Hợp tác xã Yến Dương.

 

Đặc biệt, tuyến đường liên thôn Nà Pài - Phiêng Phàng được bê tông, mở rộng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đường lên Phiêng Phàng được tô điểm bởi những thửa ruộng bậc thang lúa chín rộ bên dưới là dòng suối trong xanh uốn lượn, mang đậm nét vùng cao.

 

Bà Triệu Thị Mản, Bí thư Chi bộ thôn Phiêng Phàng nói: "Giờ đây bà con đã biết đến làm du lịch cộng đồng, biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trồng cây lúa, cây ngô để nâng cao năng suất; cuộc sống dần ổn định. Nhiều hộ dân xây dựng thành công mô hình nuôi cá tầm, cá hồi, trồng cam, quýt, chăn nuôi lợn...".

 

Ngoài các sản vật địa phương hấp dẫn như bánh chưng đen, bánh trôi nước hay phong cảnh ấn tượng như ruộng bậc thang thì Phiêng Phàng còn có hệ thống rừng trúc tuyệt đẹp nằm trên đỉnh núi Pù Lầu. Đây là nơi bà con người Dao Quế Lâm khai thác các dịch vụ du lịch kết hợp với lấy trúc thương phẩm.

 

Có thể thấy, nếu du lịch cộng đồng phát triển thì đời sống bà con trong thôn sẽ được nâng cao, giá trị văn hóa truyền thống cũng sẽ được bảo tồn tốt hơn. Những khu ruộng bậc thang không chỉ đem lại hạt thóc, quả bí nữa mà còn là yếu tố quan trọng thu hút được khách tham quan, đem lại giá trị cao hơn cho người Dao trên đỉnh Pù Lầu.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Phóng sự 06:30

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Phóng sự 09:41

Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Phóng sự 05:28

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Phóng sự 05:18

'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Phóng sự 05:54

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Phóng sự 07:13

‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.

Xem thêm