| Hotline: 0983.970.780

Nơi dòng sông Năng chạm vào hồ Ba Bể

Thứ Năm 25/05/2023 , 06:00 (GMT+7)

Ngay trước khi tràn qua thác Đầu Đẳng sang đất Tuyên Quang để hợp lưu với sông Gâm, sông Năng có đoạn chạm vào hồ Ba Bể, tạo nên ngã 3 sông 2 màu nước.

 

Khởi nguồn từ từ nhiều khe suối nhỏ thuộc hai huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng và huyện Pác Nặm thuộc tỉnh Bắc Kạn, sông Năng chảy về hướng Tây Nam, qua hồ Ba Bể rồi sang đất Tuyên Quang, đổ vào sông Gâm trước rồi sau đó là hồ thủy điện Na Hang. Từ độ cao 500m, có thể nhìn thấy rõ đoạn ngã 3 nơi sông Năng chạm vào hồ Ba Bể, tạo thành đoạn giao thoa dòng nước với 2 màu đậm nhạt khác biệt.

 

Khi đến thăm hồ Ba Bể, du khách có thể lựa chọn dịch vụ đi thuyền trên hồ và khám phá những điểm tham quan độc đáo trên sông Năng, mức giá giao động từ 800.000 - 1.200.000 ngàn đồng, tùy theo tuyến muốn khám phá. Khi đó, thuyền sẽ lướt dọc mặt hồ rồi đi qua vùng ngã 3 tiếp giáp với sông Năng.

 

Năm nay hạn, sông Năng cũng cạn mà hồ Ba Bể cũng vơi nên nhiều đoạn cát lộ ra, lòng sông thu hẹp, các thuyền chở khách tham quan phải rất vất vả mới có thể lách qua nhau, đôi khi mạn quẹt vào nhau cả đoạn dài. Do nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, hệ sinh thái 2 bên sông Năng được bảo tồn tốt, nhiều đoạn sông các cây cổ thụ ngả ra đến tận giữa dòng, tạo bóng mát cho người đi thuyền.

 

Từ ngã ba giao với hồ Ba Bể, sông Năng còn độ 4km chảy trên đất Bắc Kạn trước khi đổ về Tuyên Quang. Đây là đoạn sông rất đẹp, thích hợp với khách tham quan yêu thích khám phá thiên nhiên. Thả mình trên sông, du khách sẽ thấy 2 bên là những ngọn núi cao sừng sững, dòng sông như dải lụa nhỏ vắt qua miền khe núi, trước mặt lúc nào cũng sâu hun hút nhưng rất đỗi yên bình.

 

Dòng sông Năng rất êm đềm, tĩnh lặng cho đến khi vào thác Đầu Đẳng, con thác luôn gầm gào bất kể ngày đêm, bất kể mùa mưa hay mùa cạn. Sông, hồ cạn là thế nhưng nước vẫn chảy ầm ầm ở Đầu Đẳng, bọt tung trắng xóa ở những đoạn hạ độ cao kèm theo lời dặn dò của những người địa phương: "Nhìn thế thôi, siết lắm đấy".

 

Đoạn thác dài vài trăm mét này cũng được xem như ranh giới tự nhiên giữa Bắc Kạn và Tuyên Quang vì qua khỏi thác đã là đất Tuyên Quang. Ở đó, dòng sông Năng sau khi qua thác sẽ tìm về với sông Gâm, với thủy điện Na Hang. Hiện nay, để đến đươc thác Đầu Đẳng du khách sẽ đi thuyền đến Km0 của sông Năng, đi bộ hoặc xe máy thêm 300m nữa rồi vượt qua một đoạn dốc gần như thẳng đứng dài khoảng hơn 100m để đến nơi có thể ngắm trọn vẹn thác nước.

 

Hiện nay, các bến thuyền phục vụ khách tham quan hồ Ba Bể xuất hiện ở nhiều khu vực xung quanh hồ, rất thuận tiện trong di chuyển. Mỗi tuyến đi tham quan các địa điểm nổi tiếng trên hồ Ba Bể có thể kéo dài từ 2 - 3 tiếng, thậm chí dài hơn tùy thuộc vào hành trình.

 

Ngoài ra, các dịch vụ cho thuê thuyền kayak hay sup cũng đã bắt đầu phổ biến tại hồ Ba Bể. Tuy nhiên, đây là dịch vụ dành cho những du khách thích tự mình khám phá thiên nhiên, có kỹ năng chèo thuyền, chèo sup, bơi lội tốt mặc dù áo phao vẫn là điều bắt buộc. Một trong những điểm đến ưa thích của du khách khi chèo kayak hay sup là đảo Bà Góa trên lòng hồ Ba Bể.

 

Nhìn xa xa, đảo như một "hòn non bộ" giữa lòng Ba Bể xanh biếc, tương truyền, đảo chính là nơi sinh sống của 2 mẹ con bà góa tốt bụng năm xưa đã dùng 2 chiếc thuyền độc mộc đi cứu giúp dân làng trong trận đại hồng thủy tại hồ Ba Bể. Đảo Bà Góa được người dân địa phương gọi là Pò Giả Mải, được hình thành bởi những phiến đá to nhỏ xếp chồng lên nhau, quanh năm cây cối xanh tốt. Trong nhiều phòng nghỉ của các homestay ven hồ, hòn đảo nổi lên như một bức tranh sống bên cửa sổ.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Phóng sự 06:30

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Phóng sự 09:41

Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Phóng sự 05:28

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Phóng sự 05:18

'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Phóng sự 05:54

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Phóng sự 07:13

‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.

Xem thêm