| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng hết 'khát', nông dân hoan hỉ

Thứ Tư 22/11/2023 , 10:35 (GMT+7)

Thái Nguyên Việc đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn đã đóng góp tích cực đối với sản xuất nông nghiệp, nhất là nâng cao chất lượng và sản lượng cây trồng.

TP Sông Công tập trung cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương nội đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

TP Sông Công tập trung cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương nội đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phạm Hiếu.

Dành nguồn lực, tạo cơ chế nâng cấp công trình thủy lợi

Thời gian qua, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương nội đồng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai của các công trình trong mùa mưa bão.

Theo chia sẻ của người dân xã Tân Quang, TP Sông Công, trước đây, hố thu nước của trạm bơm Đông Tiến nhỏ hẹp nên mỗi khi vào mùa vụ, việc bơm nước sẽ phải kéo dài nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến khoảng 70 ha diện tích gieo cấy của người dân địa phương.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Tuấn (xóm Đông Tiến, xã Tân Quang, TP Sông Công), tháng 4/2023, thành phố đã đầu tư sửa chữa hố thu nước, kênh dẫn nước với kinh phí trên 570 triệu đồng. Cuối tháng 5/2023, công trình đã được đưa vào vận hành, giúp hoạt động sản xuất của bà con thuận lợi hơn.

Tính riêng từ năm 2022 đến nay, TP Sông Công đã đầu tư khoảng 8,5 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp 9 công trình thủy lợi tại các xã, phường. Riêng đối với các công trình kênh mương nội đồng, ngoài việc huy động sức dân tham gia xây dựng, địa phương đã thực hiện cơ chế hỗ trợ 40% giá trị công trình đối với các phường và 60% đối với các xã.

Từ năm 2022 đến nay, TP Sông Công đã đầu tư khoảng 8,5 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp 9 công trình thủy lợi tại các xã, phường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Từ năm 2022 đến nay, TP Sông Công đã đầu tư khoảng 8,5 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp 9 công trình thủy lợi tại các xã, phường. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trước đó, giai đoạn 2019 - 2021, từ các nguồn vốn khác nhau, TP Sông Công cũng đã đầu tư gần 30 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp 40 công trình thủy lợi trên địa bàn. Điển hình như các công trình: Nâng cấp hồ Núc Nác (phường Châu Sơn); xây dựng mới trạm bơm nước La Cảnh 1, Na Giang (xã Bá Xuyên) và trạm bơm nước Bá Vân 4 (xã Bình Sơn); xây dựng mới, sửa chữa trên 20km kênh mương tại các xã, phường...

Đầu tư hơn 30 tỷ đồng xây mới, nâng cấp công trình thủy lợi trong 3 năm

Hồ chứa nước Vân Hán là một trong những công trình thủy lợi lớn của huyện Đồng Hỷ. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt phương án đầu tư, năm 2017, công trình được triển khai xây dựng, gồm các hạng mục chính là đắp đập, xây tràn xả lũ, nhà điều hành, đường ven hồ và hệ thống kênh mương… với tổng mức đầu tư 90 tỷ đồng. Đến nay, công trình đã được đưa vào sử dụng, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất cho hơn 300 ha đất nông nghiệp của xã Văn Hán và một số địa bàn lân cận.

Trong 10 năm 2010 - 2020, toàn huyện Đồng Hỷ đã kiên cố hóa được gần 45km kênh mương nội đồng; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 43 công trình thủy lợi, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Trong 10 năm 2010 - 2020, toàn huyện Đồng Hỷ đã kiên cố hóa được gần 45km kênh mương nội đồng; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 43 công trình thủy lợi, với tổng nguồn vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Lường Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Văn Hán, công trình được hoàn thành đã chấm dứt tình trạng "đồng ruộng khô khát" ở địa phương. Hồ Vân Hán hiện đã được tích nước và dẫn nước tưới cho 120ha lúa hai vụ, 50ha cây trồng vụ đông, 70ha chè, cây ăn quả, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân và chăn nuôi. Ngoài ra, công trình còn đóng vai trò cải tạo môi trường sinh thái, cắt lũ.

Còn tại xã Hóa Trung, năm 2021, công trình kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng xóm Làng Lậm và xóm Trung Thần với tổng mức đầu tư gần 1,9 tỷ đồng đã được hoàn thành. Công trình đảm bảo cung cấp nước tưới cho 85ha lúa của 2 xóm.

Nhờ chủ động được nguồn nước tưới nên trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã hình thành một số vùng sản xuất lúa tập trung, cánh đồng lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhờ chủ động được nguồn nước tưới nên trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã hình thành một số vùng sản xuất lúa tập trung, cánh đồng lớn. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Việc kiên cố hóa hệ thống công trình thủy lợi không chỉ giảm chi phí điện bơm nước, tiết kiệm nguồn nước tưới, tránh thất thoát gây lãng phí cho người dân mà còn giúp bà con còn chủ động được sản xuất trong từng mùa vụ”, ông Trần Đức Long, người dân xóm Trung Thần, cho hay.

Theo thống kê, riêng 3 năm 2020-2022, huyện được đầu tư hơn 30,7 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp 20 công trình thủy lợi, kiên cố hóa 23,5km kênh mương nội đồng.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm