| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng hữu cơ của người Dao Quế Lâm ở Phiêng Phàng

Thứ Năm 25/05/2023 , 08:15 (GMT+7)

Cánh đồng hữu cơ trên núi Pù Lầu của bà con người Dao Quế Lâm là nơi cung cấp nông sản cho Hợp tác xã Yến Dương, đặc biệt là gạo nếp Tài hữu cơ.

 

Với tập quán sinh sống ở những vùng sườn núi cao, người Dao nói chung và người Dao Quế Lâm ở thôn Phiêng Phàng, thôn cao nhất nhì của xã Yến Dương (huyện Ba Bể, Bắc Kạn) rất ý thức trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho nguồn nước ở nơi đầu nguồn. Những phụ nữ người Dao Quế Lâm ở Phiêng Phàng nói, dùng hóa chất trên này là ở dưới ảnh hưởng ngay, nên họ không dùng, canh tác hoàn toàn tự nhiên, mặc dù năng suất không được cao.

 

Nằm ngay cạnh thôn là hệ thống ruộng bậc thang của bà con, trải rộng trên diện tích hơn 1ha, đây là nơi tập trung sản xuất nông nghiệp của 42 hộ dân trong thôn Phiêng Phàng. Ngoài ra, xuôi dần xuống chân núi còn có 2 thôn nữa là Nà Pài và Nà Giảo cũng sản xuất nông nghiệp trên ruộng bậc thang với tổng diện tích của 3 thôn vào khoảng 5ha.

 

Toàn bộ diện tích ruộng bậc thang của thôn Phiêng Phàng được bà con tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ, hạn chế tối đa sự có mặt của phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Nếu như từ tháng 6 âm lịch đến cuối năm toàn bộ ruộng sẽ được dùng để trồng nếp Tài đặc sản thì thời gian khác bà con người Dao Quế Lâm xen canh nhiều loại cây khác trên những mảnh ruộng này.

 

Khi đến cánh đồng hữu cơ này, có thể thấy ngay những khẩu hiệu được treo từ trên đỉnh, như lời nhắc nhở với những người nông dân: Sức khỏe. Sinh thái. Không phân bón hóa học. Không thuốc BVTV hóa học tổng hợp. Không thuốc kích thích sinh trưởng. Không giống biến đổi gen. Để thực hiện được những khẩu hiệu này ở nhiều nơi không phải dễ dàng nhưng tại Phiêng Phàng nó lại phù hợp với truyền thống canh tác của người Dao Quế Lâm.

 

Những phụ nữ người Dao vẫn xuống ruộng làm cỏ bằng tay, đến khi lúa chín cũng thu hoạch bằng tay, theo họ, đấy là cách tốt nhất để lưu trữ hương vị của hạt gạo. Ngoài lúa nếp Tài, ở những thửa ruộng bậc thang này bà con còn trồng bí xanh thơm, rau gia vị, ngô... tất cả đều được Hợp tác xã nông sản Yến Dương thu mua.

 

Hợp tác xã Yến Dương (thôn Nà Giảo, xã Yến Dương, huyện Ba Bể) là mô hình kinh tế tập thể, thành lập và hoạt động với phương châm “Chung sức cùng làm và nâng cao giá trị nông sản địa phương”. Hợp tác xã chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nông sản sạch và an toàn theo hướng hữu cơ thu mua từ 3 thôn Nà Giảo, Nà Pài, Phiêng Phàng. Thậm chí những mảnh ruộng bậc thang chưa canh tác còn được bà con dùng làm chỗ ương giống cá chép con nên nguồn nước phải được đảm bảo.

 

Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đưa được sản phẩm nông sản an toàn đến với người tiêu dùng, HTX Yến Dương đã thành lập các nhóm sản xuất, ký hợp đồng liên kết trồng và tiêu thụ cho các sản phẩm như: Nhóm sản xuất bí thơm; nhóm sản xuất lúa nếp Tài; nhóm sản xuất và chế biến miến dong tráng tay; nhóm sản xuất mướp đắng rừng; nhóm sản xuất mác mật tươi; nhóm chế biến măng khô; nhóm đan lát thủ công truyền thống mỹ nghệ…

 

Nhằm tăng giá trị cho nông sản, HTX đã liên kết với các hộ dân trong vùng canh tác theo hướng hữu cơ gắn với tiêu chuẩn GPS (nguồn nước canh tác trong sản xuất hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không ô nhiễm; cấm sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các chất tổng hợp kích thích tăng trưởng, các vật tư đầu vào có chứa chất biến đổi gen GMOs…); thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Phóng sự 06:30

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'

Phóng sự 09:41

Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!

Phóng sự 05:28

Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm

Phóng sự 05:18

'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Phóng sự 05:54

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò

Phóng sự 07:13

‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.

Xem thêm