| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng liên kết ở Đồng Tháp

Thứ Sáu 13/12/2013 , 10:54 (GMT+7)

Trong 3 năm qua, diện tích cánh đồng liên kết (CĐLK) ở Đồng Tháp đã tăng từ 1.467 ha lên 51.287 ha trải rộng trên 40 cánh đồng thuộc 28 xã của 12 huyện, thị, thành của tỉnh.

Trong 3 năm qua, diện tích cánh đồng liên kết (CĐLK) ở Đồng Tháp đã tăng từ 1.467 ha lên 51.287 ha trải rộng trên 40 cánh đồng thuộc 28 xã của 12 huyện, thị, thành của tỉnh. Diện tích CĐLK năm 2014 sẽ được nâng lên khoảng 80.000 ha. Đây là tín hiệu vui cho người trồng lúa.

Trên tinh thần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) tập trung phát huy trọng tâm là cây lúa. Mô hình CĐLK còn gọi là cánh đồng mẫu lớn nhằm nâng cao giá chuỗi giá trị hạt gạo.

Ông Huỳnh Ngọc Chiến, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lấp Vò cho biết: Mô hình CĐLK ở huyện thí điểm vào vụ HT năm 2011 tại ấp Tân Thạnh, xã Bình Thạnh Trung với diện tích ban đầu chỉ 50 ha. Mô hình được sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh và huyện đầu tư nâng cấp hệ thống đê bao, cống đập, giống lúa, thuốc BVTV, công cụ sạ hàng và KHKT. Cuối vụ, thu hoạch lãi cao hơn từ 3,5 - 5 triệu đồng/ha so với lúa ngoài mô hình.


Nông dân Đồng Tháp SX lúa theo CĐLK giúp tăng lợi nhuận

Thấy được hiệu quả đó và nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên vụ HT và TĐ 2013 có trên 199 hộ tham gia với diện tích gần 280 ha, vượt xa so kế hoạch đề ra. Địa phương đã hợp đồng liên kết với các DN tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân trong mô hình, giá bán cao hơn giá thị trường từ 200 - 800 đồng/kg.

Nông dân tham gia CĐLK được cán bộ kỹ thuật phân công bám sát địa bàn hỗ trợ áp dụng quy trình SX, hướng dẫn thường xuyên thăm đồng, phòng trừ sâu bệnh và quản lý đồng ruộng; ghi chép sổ tay theo dõi tình hình SX và hạch toán hiệu quả kinh tế.

Nông dân sử dụng các loại giống xác nhận, nguyên chủng, áp dụng cơ giới hóa trong SX. Năng suất lúa đạt từ 6,5 - 8,8 tấn/ha, cao hơn ruộng ngoài mô hình 285 kg - 1.100 kg/ha. Giá bán trung bình 6.000 đồng/kg. Qua so sánh vụ ĐX năm 2013, lợi nhuận chênh lệch giữa ruộng trong và ngoài cánh đồng trên 10 triệu đồng/ha.

Tại HTX Tân Tiến, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) vừa sơ kết CĐLK canh tác theo hành trình cây lúa khỏe. Ông Võ Văn Đào, Chủ nhiệm HTX Tân Tiến (xã Phú Đức) cho biết: Xây dựng và phát triển CĐLK canh tác theo hành trình cây lúa khỏe ở HTX  Tân Tiến được xã viên rất đồng tình. Theo quy trình hành trình cây lúa khỏe do tập thể cán bộ kỹ thuật của Công ty Hóa Nông Lúa Vàng đăng ký bảo hộ. Bước đầu dự án cánh đồng liên kết được xã viên HTX Tân Tiến tham gia với diện tích 100 ha từ vụ HT 2013.

Với mô hình này, HTX Tân Tiến là hạt nhân của sự liên kết với các nhà quản lý, DN và nhà khoa học. Qua thực tế SX mô hình đã khẳng định sự hiệu quả, lợi nhuận của bà con tăng lên nhờ tăng năng suất và giảm chi phí, quy trình canh tác tốt. Mô hình liên kết được sự đồng thuận của nông dân, giúp họ tiêu thụ lúa hàng hóa thuận lợi hơn.

Ông Đào cho biết thêm, HTX qua 5 vụ làm ăn với Cty TNHH XNK Võ Thị Thu Hà thấy xã viên hoàn toàn yên tâm đầu ra hạt lúa khi liên kết. Vì Cty mua lúa của nông dân đúng theo hợp đồng và giá bán cao hơn thị trường 200 đồng/kg. Chính vì vậy mà diện tích liên kết của HTX được mở rộng từ 200 ha (sản lượng 1.415 tấn) ở vụ HT 2012 đã tăng lên 785 ha (sản lượng 3.795 tấn) vụ HT 2013 với tổng sản lượng lúa được qua 5 vụ lên tới trên 14.000 tấn.

Ông Đoàn Trí Vững, PGĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Từ năm 2011 đến nay, CĐLK Đồng Tháp đã tăng nhanh về diện tích và số người tham gia. Đơn cử, năm 2011 toàn tỉnh mới tổ chức thực hiện liên kết được 2.400 ha. Khi tham gia CĐLK nông dân bán lúa cho DN, giá cao hơn thị trường 200 đồng/kg.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.