| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng chi trả hơn 22 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Chủ Nhật 14/04/2024 , 14:57 (GMT+7)

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng chi trả hơn 22 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm. Ảnh: CTTĐT Sở NN-PTNT Cao Bằng. 

Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại xã Vĩnh Quang, huyện Bảo Lâm. Ảnh: CTTĐT Sở NN-PTNT Cao Bằng. 

Năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Cao Bằng thu tiền dịch vụ môi trường rừng được gần 24,5 tỷ đồng, trong đó kinh phí điều phối của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam hơn 15,6 tỷ đồng, kinh phí nhận ủy thác của các nhà máy thuỷ điện nội tỉnh hơn 8,5 tỷ đồng, kinh phí ủy thác của các nhà máy sản xuất nước sạch gần 365 triệu đồng.

Đến hết năm 2023, tổng quỹ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của tỉnh Cao Bằng gần 26,5 tỷ đồng, trong đó chi cho hoạt động quản lý quỹ 10%, chi trả cho chủ rừng 85%, dự phòng 5%.

Bắt đầu từ ngày 8/4, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT tỉnh Cao Bằng tiến hành chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 cho các chủ rừng. Thời gian chi trả xong trước ngày 31/5/2024.

Tại các điểm chi trả, Ban Điều hành Quỹ tiến hành kiểm tra, giám sát đảm bảo thanh toán tiền cho người dân được đầy đủ, đúng quy định.

Tiền dịch vụ môi trường rừng sẽ giúp nhiều hộ còn khó khăn, khu vực vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Cao Bằng có thêm thu nhập. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tiền dịch vụ môi trường rừng sẽ giúp nhiều hộ còn khó khăn, khu vực vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Cao Bằng có thêm thu nhập. Ảnh: Ngọc Tú. 

Hiện nay, tỉnh Cao Bằng có hàng nghìn hộ và chủ rừng được hưởng lợi từ chính sách chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Những năm qua, tiền dịch vụ môi trường rừng đã phần nào tác động tích cực đến sinh kế của người dân.

Nhờ vậy, người dân và các chủ rừng đã nâng cao trách nhiệm bảo vệ rừng, đặc biệt là diện tích rừng đang hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ tốt, chất lượng rừng ngày càng tăng.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất