| Hotline: 0983.970.780

Dịch vụ môi trường rừng phủ sóng hơn nửa triệu ha tại Nghệ An

Thứ Sáu 16/02/2024 , 00:29 (GMT+7)

Hơn ½ diện tích có rừng của Nghệ An được thụ hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần bảo vệ vốn quý, đồng thời tăng thu nhập cho người dân.

Nghệ An có 560.000 ha diện tích có rừng được thụ hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Anh Khôi.

Nghệ An có 560.000 ha diện tích có rừng được thụ hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ảnh: Anh Khôi.

Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có tác động tích cực về mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Ghi nhận đến hết năm 2023, tổng diện tích rừng được chính sách chi trả là 560.000 ha (chiếm hơn 57% diện tích có rừng toàn tỉnh). Chính sách lan tỏa rộng khắp đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, duy trì độ che phủ, nâng cao chất lượng và cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái.

Chủ trương lớn lan tỏa sâu rộng giúp giảm thiểu áp lực bảo vệ rừng của đơn vị chức năng, đồng thời tăng nguồn thu cho các đối tượng được thụ hưởng. Ảnh: Khôi An.

Chủ trương lớn lan tỏa sâu rộng giúp giảm thiểu áp lực bảo vệ rừng của đơn vị chức năng, đồng thời tăng nguồn thu cho các đối tượng được thụ hưởng. Ảnh: Khôi An.

Năm 2023 nguồn thu của Quỹ đạt hơn 123 tỷ đồng (đạt 102% KH đề ra). Không chỉ chi trả tiền bảo vệ rừng cung ứng dịch vụ môi trường hàng năm theo đơn giá của các lưu vực thuỷ điện, chính sách cũng trực tiếp hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác bảo vệ rừng nói chung.

Trong năm 2023, quỹ đã tiến hành chi thanh toán đạt 116% so với kế hoạch được phê duyệt, đạt 100% số tiền thực phải chi cho các chủ rừng (hơn 115,6 tỷ đồng).Thống kê toàn tỉnh Nghệ An, số đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng có 20.938 chủ rừng là hộ gia đình, cộng đồng và 1.310 hợp đồng nhận khoán bảo vệ.

Ngoài kinh phí được chi trả theo kế hoạch, quỹ tỉnh đã tham mưu hỗ trợ bổ sung đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các lưu vực thuỷ điện...

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Bình luận mới nhất