Trong đó, từ nguồn ngân sách Trung ương là hơn 1.635 tỷ (ngân sách bố trí trực tiếp của nông thôn mới là gần 224 tỷ đồng; vốn lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là 1.411.851 triệu đồng); Nguồn ngân sách địa phương bố trí trực tiếp của nông thôn mới là gần 150 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương là hơn 11,36 tỷ đồng; Vốn tín dụng là hơn 1.335 tỷ đồng; Huy động từ cộng đồng nhân dân là 2,144 tỷ đồng.
Đánh giá theo Bộ tiêu chí 2016 – 2020, toàn tỉnh Cao Bằng có 17 xã đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí 2021 – 2025, thì không có xã nào đạt NTM, xã cao nhất chỉ đạt 17/19 tiêu chí. Bình quân chung của cả tỉnh Cao Bằng chỉ đạt 9,19 tiêu chí/xã, đạt 70% kế hoạch năm 2022.
Việc xây dựng nông thôn mới đạt kết quả thấp như vậy là do gặp một số khó khăn rất lớn. Như việc Ngân sách Trung ương phân bổ chậm và mức kinh phí phân bổ chưa đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Với những tỉnh miền núi, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và còn nhiều khó khăn như tỉnh Cao Bằng, việc phát huy nội lực thực sự rất có khăn và còn nhiều hạn chế.
Chất lượng đạt chuẩn và duy trì nâng cao các tiêu chí còn nhiều hạn chế, chưa được thực sự bền vững; Sự gắn kết giữa xây dựng NTM và cơ cấu lại ngành nông nghiệp chưa chặt chẽ; Kết quả thực hiện các tiêu chí NTM về thu nhập, nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất, môi trường và an toàn thực phẩm đạt kết quả thấp; Chất lượng và năng lực hoạt động của các HTX nông nghiệp còn yếu; Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh.
Có một số tiêu chí xây dựng NTM khó thực hiện, nổi bật như: Tiêu chí về giao thông chỉ 33/139 xã đạt, do tỉnh Cao Bằng có địa hình núi đá bị chia cắt, dân cư sống không tập trung; 28/139 xã đạt về chuẩn về trường học; Tiêu chí về thu nhập và nghèo đa chiều chỉ đạt có 4/139.
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan tác động như: Điều kiện tự nhiên về địa hình, biến đổi khí hậu, giá cả thị trường, dịch bệnh...