| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng triển khai nhiều biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nước

Thứ Tư 14/12/2022 , 10:48 (GMT+7)

Tỉnh miền núi, biên giới Cao Bằng luôn xác định nước ngầm là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực.

Cao Bằng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Huy Bình.

Cao Bằng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Huy Bình.

Tỉnh miền núi, biên giới Cao Bằng luôn xác định nước ngầm là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực. Vì vậy, địa phương đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao công tác quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của Sở TN-MT tỉnh Cao Bằng, nguồn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện được bảo vệ tương đối tốt, không xảy ra các sự cố như: Sụt lún, biến dạng địa hình do khai thác nước dưới đất hay sự cố ô nhiễm nguồn nước dưới đất. Việc khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình, tuy lưu lượng nhỏ nhưng số lượng giếng khoan lại rất lớn, tập trung chủ yếu tại các huyện có vùng núi cao, không có nước mặt như: Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Hòa…

Tỉnh Cao Bằng hiện có 9 công trình khai thác nước dưới đất thuộc diện cấp giấy phép, với tổng lưu lượng khai thác 2.834m3/ngày đêm, trong đó, có 8 công trình cấp nước tập trung. Việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước không chỉ đem lại lợi ích cho mỗi gia đình, mà quan trọng hơn là góp phần làm chậm quá trình suy kiệt trữ lượng và chất lượng nguồn tài nguyên quý giá này.

Nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên nước, đặc biệt là nước ngầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, địa phương đã triển khai thực hiện các chương trình, dự án về điều tra, đánh giá và bảo vệ tài nguyên nước như: Xây dựng, triển khai giải pháp bảo vệ nguồn nước sông Bằng, sông Hiến trên địa bàn các huyện: Hòa An, Thạch An, Nguyên Bình…; lập danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt 15 vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với các cơ sở cung cấp nước sạch tập trung; điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại 25 xã trên địa bàn 6 huyện của tỉnh Cao Bằng.

Tiến hành công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000, với diện tích 1.006/6.7003km2 diện tích tự nhiên của tỉnh; tìm kiếm và khoan được trên 30 giếng khoan với chất lượng và lưu lượng nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân tại các khu vực khan hiếm, thiếu nước sinh hoạt.

Cao Bằng phấn đấu hết năm 2022, có 88% người dân đô thị được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Huy Bình.

Cao Bằng phấn đấu hết năm 2022, có 88% người dân đô thị được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Ảnh: Huy Bình.

Cùng với đó, Cao Bằng phấn đấu hết năm 2022, có 88% người dân đô thị được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung, đến năm 2025 đạt 100%, với tiêu chuẩn cấp nước sạch đô thị bình quân 120 lít nước/người/ngày đêm và tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 92%, đến năm 2025 đạt 95%, với tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt nông thôn bình quân 60 lít nước/người/ngày đêm. Chất lượng nước đạt quy chuẩn tại các công trình cấp nước liên tục 24 giờ một ngày.

Để đạt mục tiêu, tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện Kế hoạch số 633/KH-UBND ngày 21/3/2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về Phát triển hệ thống cấp nước, nâng cao tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch tại các đô thị và tỷ lệ dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2022.

Theo đó, tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện năm 2022 và mục tiêu cụ thể đến năm 2025 về tăng tỷ lệ người dân đô thị sử dụng nước sạch và tăng tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đến từng huyện, thành phố trong tỉnh.

Tập trung thực hiện 6 dự án cấp nước sạch đô thị đang triển khai, tổng mức đầu tư hơn 206 tỷ đồng đảm bảo đúng tiến độ, gồm các dự án: Cấp nước sinh hoạt thị trấn Xuân Hoà và xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, công suất 2.000m3 nước/ngày đêm, tổng mức đầu tư 50 tỷ đồng; Cấp nước sinh hoạt thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm, công suất 1.700m3/ngày đêm, mức đầu tư 42,43 tỷ đồng; Cải tạo, nâng công suất nhà máy nước Sông Bằng, thành phố Cao Bằng, công suất 20.000m3/ngày đêm, mức đầu tư 40 tỷ đồng; Cải tạo các tuyến ống cấp II, cấp III khu vực thành phố Cao Bằng, mức đầu tư 17 tỷ đồng; Cải tạo các tuyến ống thuộc hệ thống 7 xí nghiệp Công ty TNHH MTV Cấp nước Cao Bằng quản lý, mức đầu tư 7 tỷ đồng; Xây dựng nhà máy cấp nước sạch thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, công suất 3.000m3/ngày đêm, mức đầu tư 50 tỷ đồng.

Đồng thời thực hiện Dự án mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch thị trấn Nước Hai, huyện Hoà An đảm bảo tăng tỷ lệ dân cư đô thị thị trấn Nước Hai được sử dụng nước sạch từ 64,62% (năm 2021) lên 68,45% (năm 2022); chỉ đạo các nhà thầu thi công các dự án cấp nước sinh hoạt đang được đầu tư trên địa bàn tỉnh đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Năm 2024, Bình Điền đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 568.000 tấn phân bón

TP. HCM Trong năm 2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ, trong đó sản lượng và tiêu thụ đạt trên 568.000 tấn phân bón các loại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm