| Hotline: 0983.970.780

Tỉnh Cao Bằng rà soát và phân giao công trình thủy lợi

Thứ Ba 06/12/2022 , 10:45 (GMT+7)

UBND tỉnh Cao Bằng đã có văn bản phân giao hệ thống gồm 3655 công trình thủy lợi cho cơ quan chuyên môn và cho các huyện trong tỉnh quản lý.

Kênh mương được kiên cố ít, hư hỏng nhiều

Tính đến tháng 7/2022, toàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 3.655 hệ thống công trình thuỷ lợi cấp nước tưới loại lớn, vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 23 hồ chứa nước với dung tích từ  0,1 - 3,71 triệu m3, khoảng 30 trạm bơm điện và 3.602 công trình đập dâng, phai tạm và hệ thống kênh vận chuyển nước tưới, tiêu. Phần lớn công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có quy mô nhỏ, tưới cho diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 2ha, lên đến hơn 1.800 công trình.

Các công trình thủy lợi có nhiệm vụ chủ yếu tưới cho diện tích đất trồng lúa là chính. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong vùng hệ thống công trình thủy lợi là gần 25.664 ha, diện tích tưới cả năm trung bình đạt gần 36.680 ha. Tỷ lệ kênh mương vận chuyển nước tưới đã được kiên cố là 2.540 km, đạt tỷ lệ là 57,4% ( tổng kênh mương là 4.425km). Đây là con số khá thấp so với tỷ lệ chung của các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh lân cận là hơn 70%.

Nhiều công trình được đầu tư từ lâu, kênh mương xuống cấp do thời gian sử dụng đã nhiều năm, số lượng lớn trước năm 2010. Đặc biệt các công trình xây bằng kết cấu đá và có đặc điểm chung là chạy dài qua nhiều địa hình phức tạp có độ dốc lớn, nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Do kênh xuống cấp nên trong quá trình dẫn nước bị thất thoát do rò rỉ, khu tưới nhỏ lẻ nên trong quá trình vận hành công trình phục vụ sản xuất đã phần nào đã ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho thời vụ sản xuất.

Hồ Bản Viết, huyện Trùng Khánh. Toán Nguyễn.

Hồ Bản Viết, huyện Trùng Khánh. Toán Nguyễn.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

Để sử dụng có hiệu quả hơn, UBND tỉnh Cao Bằng đã có văn bản phân giao hệ thống gồm 3655 công trình thủy lợi cho cơ quan chuyên môn và cho các huyện trong tỉnh quản lý.

Cấp tỉnh quản lý 65 công trình, các công trình nằm trên địa bàn 9 huyện (trừ huyện Bảo Lâm) gồm các loại hình công trình: 19 hồ chứa nước, 20 trạm bơm, 26 công trình đập và phai dâng, cùng các hệ thống kênh vận chuyển nước. Đơn vị trực tiếp quản lý khai thác là Công ty TNHH Một thành viên Thủy Nông Cao Bằng.

Trong đó, kênh mương được kiên cố hóa đã đạt 98,25%, với tổng chiều dài cụ thể là 612,25/623.41 km. Tuy nhiên, đa phần các công trình đã được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp do thời gian và nhiều lý do khách quan (chủ yếu do thiên tai). Diện tích đất nông nghiệp trong vùng công trình thủy lợi 6.342,66 ha, diện tích tưới cả năm 11.905,88 ha.

Hệ thống công trình thủy lợi phân cấp cho cấp huyện quản lý là các công trình thủy lợi có nhiệm vụ tưới tiêu với diện tích đất nông nghiệp nhỏ hơn 30 ha. Gồm 3.590 công trình, trong đó có 4 hồ chứa nước, 10 trạm bơm, 3.576 công trình đập dâng nước, phai tạm và hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng. Đơn vị khai thác là các Tổ chức thủy lợi cơ sở (Hợp tác xã, tổ hợp tác), hoặc thực hiện đặt hàng với các Trạm thủy nông của Công ty TNHH MTV Thủy Nông đặt tại các huyện.

Tổng chiều dại kênh mương do cấp huyện quản lý có tổng chiều dài tới hơn 3.800km, nhưng tỷ lệ % được kiên cố hóa chỉ đạt chưa tới 51%. Diện tích đất nông nghiệp trong vùng được tưới tiêu là hơn 19.321 ha, diện tích tưới cả năm chưa tới 25.000 ha. Như vậy có thể thấy, phần lớn hệ thống kênh mương này, chiếm tới hơn 75% là tưới tiêu cho 1 vụ.

Hồ Khuổi Kỳ, huyện Hà Quảng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hồ Khuổi Kỳ, huyện Hà Quảng. Ảnh: Toán Nguyễn.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy lợi Cao Bằng, kết quả phân cấp, phân giao danh mục công trình thủy lợi làm cơ sở cho việc quản lý hệ thống thủy lợi của tỉnh đạt hiệu quả cao hơn. Quản lý từ khâu điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi. Ngoài ra cũng sẽ giúp vận hành công trình thủy lợi nói chung, vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi, dịch vụ thủy lợi và bảo đảm an toàn công trình. Do đã được giao quản lý, khi phát sinh khó khăn, vướng mắc sẽ được giải quyết kịp thời.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất