| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng: Xuất nhập khẩu là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế

Thứ Năm 31/10/2019 , 09:34 (GMT+7)

<p> <span style="text-align: justify;">Là tỉnh miền núi, Cao Bằng có đường biên giới trải dài hơn 330km giáp với Trung Quốc. Chính vì vậy, ngoài du lịch và phát triển nông - lâm nghiệp, thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu đang trở thành lĩnh vực trọng tâm đóng góp vào ngân sách.</span></p>

Trà Lĩnh đang được Chính phủ quan tâm, đầu tư trở thành 1 trong 4 cửa khẩu trọng điểm giao thương hàng hoá với Trung Quốc

Với 1 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu chính, nhiều cửa khẩu phụ, Cao Bằng muốn tận dụng lợi thế này, qua đó đẩy mạnh phát triển kinh tế cửa khẩu để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng với diện tích 30.130 ha, gồm 37 xã và 3 thị trấn của 7 huyện biên giới. Điều này khẳng định, lĩnh vực giao thương hàng hóa qua biên giới với Trung Quốc ở Cao Bằng rất được lãnh đạo Nhà nước quan tâm và đánh giá cao.

Cửa khẩu Trà Lĩnh là 1 trong 4 cửa khẩu của Việt Nam được lựa chọn để xây dựng các khu hợp tác kinh tế qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tỉnh Cao Bằng cũng đã ký thỏa thuận khung với TP Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về hợp tác xuất khẩu nông sản, hải sản và hoa quả của Việt Nam qua Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang (tên gọi phía của Trung Quốc) với mục tiêu nâng cao kim ngạch XNK nông - lâm - thủy sản của Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Đây là lợi thế rất lớn cho việc phát triển kinh tế vùng biên.

Ông Nông Xuân Ánh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Trà Lĩnh cho biết, hiện nay cơ sở hạ tầng ở Trà Lĩnh đã được xây dựng cơ bản tốt, đáp ứng cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Các bến bãi đỗ được xây dựng tương đối lớn, trong đó có nhiều bến bãi do doanh nghiệp tư nhân đầu tư. Thực hiện triệt để cải cách hành chính, nên thủ tục thông quan được giản, thời gian nhanh chóng. Doanh nghiệp chỉ cần đẩy hồ sơ khai báo điện tử, nếu đơn vị uy tín thì được duyệt chỉ trong vòng vài phút.

Lực lượng Hải quan đang kiểm tra 1 xe hàng.

Tà Lùng là cửa khẩu quốc tế và lớn nhất ở tỉnh Cao Bằng. Một số mặt hàng nông sản được xuất khẩu qua đây như thanh long, mía nguyên liệu, nước cốt dừa, bột cá, vỏ bời lời khô và mực đông lạnh. Đặc biệt là tôm đông lạnh và nhân hạt điều với số lượng lớn, giá trị cao.

Việc giao thông hàng hóa tấp nập ở Tà Lùng còn được thể hiện ở việc, trung bình mỗi ngày có hàng trăm lượt người làm thủ tục xuất, nhập cảnh qua biên giới Việt - Trung. Có nhiều thời điểm trong năm, có thể lên tới 2.000 người/ngày được làm thủ tục thông quan.

Ông Mai Anh Duẩn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quản cửa khẩu Quốc khẩu Tà Lùng thông tin, hiện nay ở khu vực cửa khẩu có 5 bến bãi do doanh nghiệp đầu tư được cấp phép. Sức chứa mỗi bãi lên tới vài trăm xe cùng lúc, giúp cho việc bảo quản hàng hóa chất lượng được đảm bảo tốt hơn trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Các bến bãi này sẽ được cán bộ hải quan quản lý chặt chẽ từng xe một. Mức thu phí hạ tầng mỗi container là 6,5 triệu đồng.

Tà Lùng là cửa khẩu có mức độ giao thương hàng hoá lớn nhất ở Cao Bằng hiện nay.

Thông tin với Báo NNVN, ông Hoàng Văn Hòa - Phó Cục trưởng Cục Hải quan Cao Bằng cho biết, hiện nay có nhiều lý do khiến cho việc xuất khẩu qua các cửa khẩu Cao Bằng còn ít. Mặt hàng chủ yếu thông quan qua địa phương là hàng đã được làm thủ tục xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng. Ngành tăng cường các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, mời gọi đầu tư. Nhưng thực tế cơ sở vật chất tại các cửa khẩu cũng chưa được đầu tư đồng bộ. Mong muốn sau này phía Trung Quốc cũng sẽ mở cửa cho các cửa khẩu ở Cao Bằng, đặc biệt là Cửa khẩu Trà Lĩnh trở thành tuyến đường xuất nhập khẩu các loại hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản.

Ông Hoàng Xuân Ánh – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã xác nhận việc phát triển kinh tế cửa khẩu, xuất khẩu nhập khẩu hàng qua Cao Bằng chính là trọng tâm trong phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy nỗ lực tạo mọi nguồn lực để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và giao thương với Trung Quốc. Hàng năm tổ chức gặp gỡ, đối thoại với chính quyền và các doanh nghiệp của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), tạo cơ hội hợp tác kinh tế hai bên.

Tuy nhiên điểm khó khăn nhất hiện nay được Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng chỉ ra là giao thông kết nối tới Cao Bằng còn quá khó khăn. Ngay cả tuyến đường huyết mạch như QL3 cũng chỉ là đường cấp 4 miền núi, quanh co đèo dốc. Cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư cho tuyến đường cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, thì mới mong kinh tế cửa khẩu bật lên được.

Bến bãi của công ty TNHH TM vận tải Phú Anh (Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng) luôn có hơn gần 100 container hàng nằm chờ sẵn sàng cho việc thông quan hàng hóa với Trung Quốc.

Cùng với chủ trương, quyết sách của tỉnh, trong đó cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, tăng cường các điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa với thị trường Trung Quốc, sẽ là mục tiêu giúp Cao Bằng nâng cao số thu ngân sách, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương. Tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế và sức hấp dẫn của vùng đất biên cương.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chinh phục thị trường châu Âu

CZECH Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác giữa Việt Nam - Czech để cùng phát triển ngành hóa chất, phân bón và nông nghiệp.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.