Cao nguyên đá hùng vĩ, cao nguyên đất tráng lệ vẽ nên cảnh sắc Hà Giang
Thứ Năm 25/05/2023 , 19:15 (GMT+7)Từ vùng cao nguyên đá phía đông đến vùng cao nguyên đất phía tây, ở đâu trên mảnh đất Hà Giang cũng là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.
Dòng sông Nho Quế, biểu tượng du lịch tuyệt đẹp của vùng cao nguyên đá Hà Giang.
Tháng 10/2010, "Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn" được Hội đồng tư vấn Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu (GGN) của UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Công viên địa chất toàn cầu ôm trọn toàn bộ các huyện phía đông của Hà Giang gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (diện tích hơn 2.356,8 km²).
Người dân vùng cao nguyên đá "Sống trên đá, chết vùi trong đá".
Những chiếc cổng, bờ rào đá trở thành hình ảnh thân thuộc khi đến với vùng cao nguyên đá.
Những cung đường bám vòng quanh núi đá dẫn lối về với các bản làng.
Để đi được hết 4 huyện vùng cao nguyên đá thì những con dốc, đèo quanh co là thử thách lớn.
Từ vùng cao nguyên đá Hà Giang, dọc theo con sông Miện, qua thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Quang, Quang Bình là đến vùng cao nguyên đất phía tây với những huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.
Ở huyện Hoàng Su Phì có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp đã trở thành di sản.
Mùa nước đổ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đẹp như một bức tranh.
Mùa lúa chín, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì trở thành bức tranh kiệt tác của tạo hóa và sức người.
Đến vùng cao nguyên này, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những em bé theo bố mẹ xuống ruộng, lên nương.
Và cả những nụ cười hồn nhiên đẹp hoang dại của những thiên thần.
tin liên quan
Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão
Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.
Cô giáo già miệt mài bám bản 'gieo chữ'
Dù đã ở tuổi xế chiều nhưng 'bà giáo Liên' vẫn kiên định gieo chữ cho những 'mầm non' tại nơi vùng sâu, vùng xa còn nghèo khó.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 3]: Cân bằng là thách thức!
Mặc dù có thể giảm thiểu nhưng việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm song song với phát triển kinh tế tại các làng nghề hiện vẫn là thách thức lớn.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 2]: Đất, nước đều ô nhiễm
'Hồi chưa làm nhựa thì còn thấy đồng lúa thẳng cánh cò bay, nước kênh còn trong. Bây giờ nước đen ngòm ruộng đồng không trồng trọt gì nữa…', người dân Xà Cầu chia sẻ.
Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống
Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.
Gặp lại người thầy giáo từng dạy học trong nhà tù Hỏa Lò
‘Cuộc đời tôi chỉ có 2 nghề là nghề cầm súng và nghề cầm bút…’. Đó là những lời tâm sự của Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Tiến Hà.