| Hotline: 0983.970.780

An Giang:

Cấp bách phòng chống cháy rừng, khô hạn và dịch tả heo

Thứ Bảy 23/03/2019 , 09:17 (GMT+7)

Sáng ngày 22/3, UBND tỉnh An Giang hội nghị tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2018, triển khai kế hoạch năm 2019 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư chủ trì.

Hội nghị ngày 22/3


Ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương tập trung ứng phó 3 nguy cơ của năm nay là: nắng nóng, khả năng lây nhiễm dịch tả heo Châu Phi khi lượng heo nhập về tỉnh rất lớn (khoảng 400.000 con/năm); tình hình thị trường nông sản gặp khó khăn.

Tuy nhiên, cũng có 2 cơ hội lớn cần tận dụng là kết quả thu hút doanh nghiệp tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh năm 2018 có nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và sự hỗ trợ, ủng hộ của Trung ương cho An Giang.

Năm 2019, ngành nông nghiệp An Giang đặt mục tiêu đạt 183 triệu đồng/ha và có tối thiểu 57/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019.

Ông Thư cũng yêu cầu các địa phương khẩn trương triển khai các phương án phòng chống cháy rừng, khô hạn và ngăn chặn dịch tả heo. Đồng thời, tập trung hoàn thành các công trình cấp bách phục vụ sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng 40 HTX kiểu mới, trong đó 50% là có sự tham gia của doanh nghiệp.

Năm 2019, An Giang phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tăng trưởng hợp lý. Thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn, chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.