| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp An Giang giữ vai trò trọng điểm trong tái cơ cấu

Thứ Ba 20/12/2016 , 08:22 (GMT+7)

An Giang đã từng thành công vượt bậc trong sản xuất đối với cây lúa và cá tra, tuy nhiên trong những năm gần đây...

Với lợi thế so sánh của các tỉnh trong vùng ĐBSCL, nông nghiệp An Giang đã xác định thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) theo 5 ngành hàng gồm: 3 sản phẩm thuộc ngành hàng chủ lực: lúa-gạo, rau-màu, cá tra và 2 sản phẩm thuộc ngành hàng tiềm năng: chăn nuôi bò và nấm ăn, nấm dược liệu.

19-14-31_nh-1-lu-c-tr-dng-quy-hochpht-trien-on-dinh
Lúa, cá tra ở An Giang đang quy hoạch để phát triển ổn định
 

An Giang đã từng thành công vượt bậc trong sản xuất đối với cây lúa và cá tra, tuy nhiên trong những năm gần đây, 2 mặt hàng này gặp nhiều khó khăn, do thị trường thiếu tính ổn định.

Nhưng khó khăn đối với ngành hàng lúa gạo của An Giang nói riêng và của ĐBSCL nói chung là năng suất lúa chậm cải thiện và có chiều hướng giảm do thiên tai.

Do đó, hiệu quả trong sản xuất lúa dao động khoảng 30% và khả năng tăng trưởng đột biến về lợi nhuận là rất thấp.Hiện nay tỉnh đang tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo theo hướng sử dụng linh hoạt diện tích đất lúa từ 250.000 ha, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm đặc thù và các sản phẩm mới, ứng dụng CNC và tổ chức lại sản xuất với mô hình cánh đồng lớn.

Hoàn thiện, phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (chiều dọc và ngang) để có mối liên kết bền vững. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, gắn với xây dựng thương hiệu gạo. Thực hiện các mô hình kinh tế hợp tác của HTX kiểu mới, có chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với HTX, THT tham gia vào mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với thủy sản thì cá tra filet là sản phẩm đầu tiên mà tỉnh An Giang mang đi xuất khẩu, nhưng những năm gần đây thị trường không ổn định, nuôi không có hiệu quả.

Trước mắt, đầu tư nâng cao chất lượng giống, nghiên cứu các giải pháp sản xuất sản phẩm sạch để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu. Phát triển mạnh mô hình chuỗi liên kết giá trị giữa nông dân và DN nhằm tăng tính chủ động trong sản xuất của DN. Nâng cao vai trò quản lý của các tổ chức, hiệp hội thủy sản để bảo vệ người nuôi khi cần thiết.

Để phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, cần huy động nguồn lực đầu tư về công nghệ, quản lý và tài chính để từng bước hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với TCCNN. Song song đó ngành nông nghiệp chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư.

19-14-31_nh-2-tccnn-dn-dong-vi-tro-thenchot-lo-du-r
TCCNN DN đóng vai trò then chốt cho đầu ra thị trường
 

An Giang cũng cam kết đồng hành cùng DN, hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn, trước mắt sẽ thực hiện quyết liệt về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống. Với mục tiêu là xây dựng DN tỉnh có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, đến năm 2020 có ít nhất khoảng 6.000 DN thực tế hoạt động.

Đây chính là chìa khóa quan trọng để TCCNN, do đó trong 5 giải pháp tái cơ cấu mà nông nghiệp đã đề ra: Quy hoạch, khoa học, công nghệ, tổ chức sản xuất, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tuyên truyền - quảng bá.

Bên cạnh đó còn liên kết hợp tác với các tỉnh khác trên phạm vi cả nước và hợp tác quốc tế để cập nhật thông tin về sản xuất, thị trường và nâng cao chất lượng dự báo hỗ trợ DN hoạch định chiến lược phát triển thị trường. Tăng cường thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự án FDI) đầu tư các nhà máy chế biến.

Người tâm quyết với ngành nông nghiệp nhiều năm qua, ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, trong thực hiện đề án TCCNN tỉnh xác định sẽ ưu tiên cho sản xuất sạch, hữu cơ lên hàng đầu. DN giữ vai trò trung tâm trong đề án này.

Vì vậy, mới đây tỉnh kiến nghị Bộ NN-PTNT tạo điều kiện để các dự án, mô hình thí điểm của DN đầu tư trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn của gói tín dụng 50.000 tỷ và các chính sách khác cho sản xuất nông nghiệp sạch.

“Để phát huy hiệu quả các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (lúa, nếp, cá tra và rau màu) sau thời gian triển khai thí điểm vừa qua, UBND tỉnh An Giang đề nghị Bộ NN-PTNT kiến nghị Chính phủ xem xét, tiếp tục nhân rộng mô hình "tín dụng một đầu mối" cho các mặt hàng nông sản là cá tra, rau màu, cây ăn trái. Trong đó, có cơ chế cho DN vay đầu tư bằng hình thức tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay”, ông Thư nói.

Xem thêm
Xuất khẩu chè của Việt Nam 11 tháng đạt gần 235 triệu USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

DT Group nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt

Khánh Hòa Việc DT Group được vinh danh với giải thưởng Sao Vàng đất Việt đã khẳng định cho những nỗ lực không ngừng nghỉ, uy tín và chất lượng của thương hiệu rong nho.