| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp An Giang tăng trưởng hơn 2%

Thứ Ba 08/11/2016 , 10:05 (GMT+7)

Năm 2016 là năm khó khăn trong SX nông nghiệp, song tỉnh An Giang sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là mức tăng trưởng nông nghiệp hơn 2%.

Ông Trần Anh Thư (ảnh), GĐ Sở NN-PTNT An Giang có cuộc trao đổi với NNVN xung quanh vấn đề này.

10-47-15_nh-1-ong-trn-nh-thu-gd-so-nn-ptnt-n-ging
 

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, bất lợi về thời tiết, dịch bệnh và thị trường, ngành nông nghiệp An Giang vẫn có nhiều điểm sáng. Ông có thể chia sẻ những kết quả mà ngành đã đạt được thời gian qua?

Trong năm 2016 SX nông nghiệp gặp khó khăn, nhưng cũng có thuận lợi là tình hình XK gạo tương đối thuận lợi, giá lúa tăng, lúa hàng hóa của nông dân được tiêu thụ hết. Một số loại rau màu giá bán vẫn ổn định và giữ mức cao. Đồng thời, giá cả vật tư đầu vào cũng luôn ổn định và giảm so cùng kỳ… đã đảm bảo cho nông dân SX có hiệu quả. Đồng thời, các đối tượng nuôi thủy sản khác và hình thức nuôi khác cũng được quan tâm đầu tư. Ngành chăn nuôi đang hình thành các mô hình nuôi cải tiến, đột phá mang hiệu quả cao nhằm tăng quy mô tổng đàn.

Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên sâu, có liên kết, nhằm tăng hiệu quả và tạo ra đột biến. Với những nơi trồng lúa hiệu quả thấp thì chuyển sang trồng loại cây khác như mè, đậu xanh, bắp, đậu nành rau... Việc chuyển từ trồng lúa, bắp nếp sang trồng bắp non, đậu nành rau cũng tăng giá trị.

Với những điểm sáng nói trên, ngành nông nghiệp An Giang sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là mức tăng trưởng hơn 2%.

Lúa gạo và cá tra là hai mặt hàng chủ lực của tỉnh đang gặp khó khăn gì, thưa ông?

An Giang đã từng thành công vượt bậc trong SX đối với cây lúa và con cá, tuy nhiên trong những năm gần đây, hai mặt hàng này gặp nhiều khó khăn, do thị trường thiếu tính ổn định. Năm nay, nhờ công tác ngoại giao ở tầm quốc gia và mối quan hệ về chính trị đối với các nước trong khu vực được thuận lợi nên thị trường lúa gạo tương đối ổn định, giá lúa gạo ở các vụ tăng hợp lý. Nhưng khó khăn đối với ngành hàng lúa gạo An Giang nói riêng và của ĐBSCL nói chung là năng suất lúa chậm cải thiện và có chiều hướng giảm do thiên tai. Do đó, hiệu quả trong SX lúa dao động khoảng 30% và khả năng tăng trưởng đột biến về lợi nhuận là rất thấp.

Đối với thủy sản thì cá tra filet là sản phẩm chủ yếu của tỉnh, do những năm gần đây thị trường không ổn định, người nuôi không có hiệu quả. Chủ trương và chính sách của tỉnh đối với 2 mặt hàng này là tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo theo hướng sử dụng linh hoạt diện tích đất lúa từ 250.000ha, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các dòng sản phẩm đặc thù và các sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ cao và tổ chức lại SX lớn. Phát triển các mô hình liên kết SX theo chuỗi giá trị. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn", gắn với xây dựng thương hiệu gạo.

Đối với sản phẩm cá tra, vẫn chủ trương ổn định ngành hàng này và SX các đối tượng khác. Đồng thời, quá trình tái cơ cấu ngành hàng cá tra cũng sẽ được thực hiện. Trước mắt quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giống, nghiên cứu các giải pháp SX sản phẩm hữu cơ để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường xuất khẩu.

10-47-15_nh-2-lu-v-c-tr-l-hi-mt-hng-chu-luc-pht-trien-nong-nghiep-o-n-ging
Cá tra và lúa gạo là hai mặt hàng chủ lực của An Giang

An Giang triển khai đề án Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nào để phù hợp với điều kiện thực tế?

Ngành nông nghiệp đã xác định thực hiện tái cơ cấu theo 5 ngành hàng gồm 3 sản phẩm thuộc ngành hàng chủ lực: lúa gạo, rau màu, cá tra và 2 sản phẩm thuộc ngành hàng tiềm năng: chăn nuôi bò và nấm ăn, nấm dược liệu. Thực hiện tái cơ cấu bắt đầu từ thị trường, đặc biệt là sự tham gia của DN đóng vai trò then chốt. Mỗi sản phẩm cần phải có ít nhất 2 DN đầu tư, liên kết SX tiêu thụ, tăng cường công tác mời gọi DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Để góp phần huy động nguồn lực đầu tư công nghệ, quản lý và tài chính từng bước hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu, Sở NN-PTNT đã chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư.

Đối với lĩnh vực trồng trọt kết nối DN tiêu thụ sản phẩm xoài ba màu tại Chợ Mới với nhu cầu tiềm năng XK sang Hàn Quốc khoảng 40 - 60 tấn/tháng. Liên kết Cty Phát Thịnh (Long An) trồng và tiêu thụ chuối cấy mô kết hợp chăn nuôi bò với quy mô khoảng 100ha dự kiến tại Tri Tôn, trồng lúa hữu cơ khoảng 10.000ha dưới sự tham gia của một số doanh nghiệp như Tập đoàn Lộc Trời, Cty CP Nông sản Vinacam…

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...