| Hotline: 0983.970.780

Cấp phát 10 tấn vôi bột cho các hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa

Thứ Tư 05/06/2019 , 10:24 (GMT+7)

TP HCM hiện có 3.917 hộ chăn nuôi heo với tổng đàn 274.154 con; trong đó 274 hộ nuôi heo bằng nguồn thức ăn thừa tại các nhà hàng quán ăn, có nguy cơ cao đối với bệnh dịch tả lợn (heo) Châu Phi.

Một trang trại nuôi heo ở TP HCM

Để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở nhóm hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn thừa, Sở NN-PTNT TP HCM đã cấp phát hóa chất khử trùng, vôi bột cho các hộ này, đồng thời hướng dẫn kỹ các biện pháp xử lý (thức ăn phải được nấu sôi trên 30 phút, sát trùng thùng chứa và phương tiện vận chuyển thức ăn).

Đến nay, 10 tấn vôi bột đã được Sở NN-PTNT cấp cho các hộ chăn nuôi có sử dụng thức ăn thu gom từ nhà hàng quán ăn và đang tiếp tục cấp phát thuốc sát trùng cho 1.854 hộ chăn nuôi heo có qui mô nhỏ (từ 20 con/hộ trở xuống).

Bên cạnh đó, Sở cũng cấp phát 2.000 ủng nhựa cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các hộ nuôi heo rừng lai, 4.000 bảng cảnh báo gắn trước cổng cho các hộ chăn nuôi,

Sở NN-PTNT cũng đã yêu cầu các hộ chăn nuôi không sử dụng nguồn nước trên kênh rạch để nuôi heo (tắm heo, rửa chuồng, cho heo uống...), nhằm giảm thiểu nguy cơ tồn tại và xâm nhập mầm bệnh trong môi trường; thường xuyên tiêu độc, sát trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng (rải vôi, phun thuốc sát trùng  xung quanh chuồng trại, lối ra vào chuồng trại), cố định công nhân chăm sóc, nghiêm cấm khách tham quan vào khu vực chăn nuôi.

Xem thêm
Tây Ninh phân bổ 58.400 liều vacxin lở mồm long móng

Tây Ninh có tổng đàn gia súc tương đối lớn. Nhằm chủ động phòng chống bệnh lở mồm long móng, tỉnh đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp.

Trúng mùa dưa lưới đầu năm

BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nhiều nông dân trồng dưa lưới công nghệ cao ở huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tất bật vào vụ thu hoạch nhằm kịp đáp ứng đơn đặt hàng.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất