| Hotline: 0983.970.780

Cậu ấm cô chiêu vào học kỳ quân đội

Thứ Hai 09/05/2011 , 08:43 (GMT+7)

Chưa thi học kỳ 2 xong, Hà Vy (9 tuổi, TP HCM) đã háo hức nhắc mẹ đăng ký tham gia các lớp kỹ năng hè.

Chưa thi học kỳ 2 xong, Hà Vy (9 tuổi, TP HCM) đã háo hức nhắc mẹ đăng ký tham gia các lớp kỹ năng hè. Mỗi cuối tuần sau khi tan lớp tiếng Anh ở trung tâm, cô bé lại cắp cặp sang rèn luyện tư duy ở khóa Thinking School.

"Học kỹ năng chơi mà học rất vui, con có thể nghĩ ra những cách để giải quyết vấn đề của mình tốt hơn, giống như phải làm thế nào giúp rùa chạy nhanh hơn thỏ", cô học trò lớp 3 nhỏ nhẹ nói.

Hè năm nay thay vì tham gia trại hè tại Singapore cùng học sinh trường Anh ngữ (nơi bé theo học cuối tuần) như dự định ban đầu, Hà Vy đề nghị bố mẹ cho theo học khóa tư duy và đăng ký vào chương trình Học kỳ quân đội "để con thử sống tự lập một mình không có ba mẹ một thời gian ngắn".

Tại các trung tâm giáo dục kỹ năng sống ở TP HCM, những ngày chuẩn bị nghỉ hè này lúc nào cũng nhộn nhịp người đến đăng ký cho con em đi học. Tâm lý chung của hầu hết phụ huynh đều lo lắng khi thấy con chỉ cắm cúi học mà thiếu đi những kỹ năng sống cơ bản. Vì thế ai cũng tranh thủ dịp hè cho "cục cưng" đi học trải nghiệm để lấp khoản kiến thức thực tế đang thiếu.

Mong muốn con tự lập và mạnh dạn hơn trong cuộc sống nên chị Hòa cho bé tham gia chương trình học kỳ quân đội do Trung tâm giáo dục Thanh thiếu niên miền Nam (quận 3, TP HCM) tổ chức.

"Cháu học lúc nào cũng đứng nhất lớp nhưng tính tình nhút nhát, về nhà lại chẳng biết làm gì, ngay cả vệ sinh thân thể cũng phải một tay mẹ giúp. Hy vọng lần này con bé đi quân đội về sẽ biết sống tự lập và mạnh dạn hơn", chị Hòa chia sẻ.

Các học viên học kỳ quân đội trong một buổi học trồng cây

Có mặt tại Trung tâm giáo dục kỹ năng sống trên đường Nguyễn Đình Chiểu, anh Trường (quận Bình Thạnh) cho biết, đây là năm đầu tiên anh cho con tham dự khóa học trải nghiệm thực tế. Do đó mặc dù đã được tư vấn kỹ lưỡng, vợ chồng anh vẫn không khỏi lo lắng nhiều điều.

""Học hành suốt năm căng thẳng nên mùa hè tôi muốn con vừa được đi đây đó nghỉ ngơi, thư giãn, đồng thời rèn luyện bản thân một chút. Nhưng nói gì thì nói vẫn lo cháu xa gia đình tới 10 ngày không có ai chăm sóc, sợ cháu nhớ nhà không chịu nổi", anh nói.

Nắm bắt nhu cầu này của phụ huynh nên các cơ sở đào tạo kỹ năng sống mọc lên như nấm với chất lượng "thượng vàng hạ cám" khác nhau. Hiện TP HCM có khoảng trên 60 đơn vị tổ chức các khóa học này. Tuy nhiên nhiều phụ huynh băn khoăn khi tìm một cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng để cho con được vui chơi trong những ngày hè.

Theo kinh nghiệm của anh Trường và một số phụ huynh thì chỉ nên đăng ký ở những đơn vị có uy tín thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên, hội Khuyến học, trường đại học, hoặc thông qua sự giới thiệu của người quen đã cho con học ở những khóa trước.

Những giọt nước mắt cảm động của các học viên trong khóa học kỳ quân đội do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam tổ chức

Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam là đơn vị đi đầu tổ chức thành công mô hình học kỳ quân đội. Ngoài chương trình học kỳ quân đội dành cho học viên từ 8 đến 20 tuổi, trung tâm còn có 60 khóa học kỹ năng khác như: học làm người có ích, học làm nông dân, trui rèn và trưởng thành, phát triển tư duy logic... triển khai từ nay đến cuối tháng 8/2011. Phần lớn nội dung cũng như phương pháp giảng dạy là những mô hình đã thực hiện thành công ở nước ngoài.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Kim Liên, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (đơn vị tổ chức thành công mô hình học kỳ quân đội) cho biết, nếu như thời gian đầu tổng số học sinh đăng ký học trải nghiệm thực tế ở trung tâm chỉ khoảng trên 80, thì đến nay con số này đã lên đến gần 7.000 học viên.

"Điều này cho thấy phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ", bà Liên nói.

Tuy nhiên bà Liên lưu ý rằng, trẻ học những chương trình ngoại khóa này cũng chỉ trong một thời gian ngắn mùa hè. Điều quan trọng nhất vẫn là sự quan tâm, dạy bảo hàng ngày của gia đình. "Nhân cách con người cần phải được rèn luyện thường xuyên và liên tục nên gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng nhất", bà nhấn mạnh.

Mới đây Khoa Thương mại - Du lịch - Marketing trường Đại học Kinh tế TP HCM cũng tổ chức những khóa đào tạo PDP-Thinking School giúp trẻ tiếp cận và rèn luyện tư duy. Đây là khóa đào tạo theo nhiều chương trình có bản quyền, đặc biệt là phương pháp Sáu chiếc nón tư duy của Giáo sư Edwart De Bono - nhà tư tưởng hàng đầu về đào tạo tư duy. Hiện phương pháp này được phổ biến rộng rãi trên thế giới và giảng dạy chính thức ở các trường phổ thông hơn 30 quốc gia.

Mục tiêu của các khóa học PDP-Thinking School là giúp học sinh phát triển tư duy một cách toàn diện, nâng cao chỉ số thông minh, tăng khả năng học hỏi. Phương pháp đồng thời giúp trẻ xây dựng những nếp suy nghĩ và hành động cần thiết để thích nghi với cuộc sống xung quanh, miễn nhiễm với những phức tạp của môi trường hiện nay.

Theo Tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Huyền, Phó Trưởng Khoa Thương mại - Du lịch - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, hiện các bậc cha mẹ có nhu cầu rất lớn về việc nuôi dạy con sao cho có thể phát huy trí tuệ của bé. Trẻ em ngày càng được khuyến khích rèn luyện trí thông minh, vì theo Giáo sư Edward de Bono, trí thông minh sẽ phát triển tốt thông qua việc giáo dục tư duy.

Một buổi học của lớp hướng đạo sinh tại công viên Lê Văn Tám (TP HCM)

Là người quan tâm đến vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ, bà Trần Thị Thu Hằng, Hiệu trưởng trường mẫu giáo 19-5 (quận 3, TP HCM) nhìn nhận, trẻ em ngày nay thông minh nhưng lại thiếu đi kỹ năng và nghị lực sống hơn so với thế hệ trước. Vì thế ngoài sự giáo dục của nhà trường thì ngay từ khi các em còn bé, cha mẹ cần phải chú trọng hơn đến việc dạy dỗ những kỹ năng cơ bản cho trẻ.

"Nhà trường rất quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ kỹ năng sống cũng như làm thế nào để đối phó với tình huống bất trắc trong cuộc sống. Tuy nhiên trên hết vẫn là sự quan tâm của cha mẹ, phụ huynh không nên quá ỷ lại vào nhà trường hay thầy cô mà xao nhãng việc giáo dục nhân cách cho con em ngay từ trong gia đình", nhà giáo này nói.

Một số trung tâm đào tạo kỹ năng sống:

Tại TP HCM:

1. Chương trình PDP-Thinking School, Khoa Thương mại - Du lịch - Marketing Đại học Kinh tế TP HCM. Địa chỉ: 54 Nguyễn Văn Thủ, quận 1 (học tại Viện trao đổi văn hóa với Pháp - IDECAF). Điện thoại: 08.38297233 - 08.22485964 - 0902 773 940. E-mail: info@pdp.edu.vn.

2. Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam: Cơ sở 1: số 1 đường số 3 Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM. Cơ sở 2: số 212 - 214 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP HCM. Điện thoại: 08 39 30 39 62 - 08 66 527 203.

3. Công ty đào tạo tài năng trẻ Châu Á Thái Bình Dương: số 42 đường Cầu Xéo, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM. Điện thoại: 0939 345 009.

3. Lớp học Hướng đạo sinh tại công viên Lê Văn Tám (Bình Thạnh), Tao Đàn (quận 3), 26/3, Gia Định (Phú Nhuận). Điện thoại 0908 486 269 (huynh trưởng Lê Huy Tạo phụ trách tại công viên Lê Văn Tám).

Tại Hà Nội:

1. Trung tâm đào tạo kỹ năng sống - Công ty cổ phần quốc tế Vietsea. Địa chỉ: Số 17/59 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 0904 035 200 - 0915 913 738.

2. Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Phát triển Thanh thiếu niên Việt Nam (Trực thuộc trung ương Hội Khuyến học Việt Nam) có những khóa đào tạo: Trại hè về quê, trại hè quân đội, trại hè thể thao, trại hè kỹ năng, trại hè tiếng Anh, trại hè nông nghiệp. Địa chỉ số 45 Trung Yên 14, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0988913860.

 

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm