| Hotline: 0983.970.780

Cầu vượt trên Cao tốc Bắc - Nam thi công trước khi được cấp phép?

Thứ Hai 13/02/2023 , 18:11 (GMT+7)

Tháng 2/2023, UBND tỉnh Thanh Hóa mới cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi, thế nhưng hạng mục công trình đã được thi công hơn 1 năm trước đó.

Hạng mục dự án cầu vượt hồ Yên Mỹ thuộc gói thầu XL 03 - Dự án thành phần đầu tư xây dựng tuyến đường QL45 - Nghi Sơn do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư, được khởi công tháng 7/2021. 

Cầu vượt hồ Yên Mỹ (Thanh Hóa) có chiều dài gần 1km do liên doanh nhà thầu là Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung và Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thi công. Đây được xem là cầu vượt hồ lớn nhất trên tuyến cao tốc Bắc - Nam.

Theo thiết kế, cầu Yên Mỹ có 24 trụ, 2 mố và 25 nhịp Super T (mỗi nhịp dài 40m). Do địa hình phức tạp, chỉ thi công được từ một đầu cầu nên nhà thầu Vinaconex đã thực hiện phương án thi công ngay trên mặt hồ bằng các hệ phao nổi từ khâu khoan cọc, đổ bê tông dầm, đổ bê tông mố.... 

Công trình được khởi công tháng 7/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. Quá trình thi công, nhà thầu đã huy động nhiều máy móc, thiết bị, vật tư, và hàng trăm công nhân thi công rầm rộ. Đến nay, dự án đã hoàn thành phần lớn khối lượng công việc.

Công trường thi công hồ Yên Mỹ. 

Công trường thi công hồ Yên Mỹ. 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau công trình đã thi công được hơn 1 năm, thì chủ dự án mới xin cấp phép hoạt động theo quy định.

Cụ thể, ngày 4/1/2023, văn phòng điều hành dự án cao tốc đoạn QL45 - Nghi Sơn (Ban quản lý dự án 2) có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xem xét, cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Tháng 2/2023, Ban quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông vận tải) mới được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép này.

Như vậy, kể từ thời điểm khởi công đến nay (hơn 1 năm), công trình mới được cấp phép hoạt động theo theo quy định của Luật Thủy lợi 2017. Hay nói cách khác, hạng mục dự án đã được xây dựng trước khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động theo luật định.

Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1, Điều 44, Luật Thủy lợi 2017 quy định rõ, các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi (xây dựng công trình mới) phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, hạng mục dự án cầu vượt hồ Yên Mỹ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép trước khi tiến hành các hoạt động xây dựng.

Trao đổi với NNVN, một lãnh đạo Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho biết: “Cầu vượt hồ Yên Mỹ, cơ quan quản lý nhà nước đã yêu cầu đơn vị có trách nhiệm thực hiện các thủ tục cấp phép, tuy nhiên, mới đây họ mới hoàn thiện hồ sơ và xin cấp phép hoạt động (xây dựng mới) trong phạm vi lòng hồ)”.

Hạng mục cầu vượt hồ Yên Mỹ làm trước và xin cấp phép hoạt đông trong phạm vi lòng hồ sau sau. Ảnh: Quốc Toản.

Hạng mục cầu vượt hồ Yên Mỹ làm trước và xin cấp phép hoạt đông trong phạm vi lòng hồ sau sau. Ảnh: Quốc Toản.

Vấn đề đặt ra là: Việc thi công cầu vượt hồ Yên Mỹ có tác động ra sao tới vận hành của công trình thủy lợi (thời điểm hạng mục dự án chưa được cấp phép hoạt động trong lòng hồ)? Các tác động về môi trường từ dự án được thẩm định, đánh giá như thế nào? Đơn vị quản lý nhà nước có trách nhiệm ra sao? Những vấn đề trên rất cần cơ quan có thẩm quyền làm rõ và trả lời trước công luận.

Được biết, hồ chứa nước Yên Mỹ là công trình cấp II nằm về phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60km, cách bờ biển phía Đông khoảng 14km, diện tích lưu vực hồ Flv = 137km2. Hồ Yên Mỹ có nhiệm vụ, tưới cho 5.840 ha đất canh tác nông nghiệp của các xã của huyện Nông Cống và thị xã Nghi Sơn, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp. Ngoài ra hồ còn có nhiệm vụ cắt 50% đỉnh lũ tần suất P =1% của Sông Thị Long.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất