| Hotline: 0983.970.780

Cây gai chữa đau nhức các khớp

Thứ Năm 22/05/2014 , 10:12 (GMT+7)

Theo Đông y, cây gai có vị ngọt đắng, tính mát, đi vào hai kinh tâm, thận, thường dùng để trị các bệnh đường tiểu.

Cây gai còn có tên trữ ma, gai tuyết…, thường mọc nơi ẩm ướt, có tên khoa học là Boehmeria nivea- họ gai (Urticaceae). Cây gai có thể cao tới 1,5m- 2m, gốc hóa gỗ.

Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng, mặt dưới có lông trắng bạc. Hoa đực và hoa cái tụ tập thành bông kép, ở kẽ lá. Quả bế có đài tồn tại. Người dân thường hái lá làm bánh gai, vỏ lấy sợi và rễ củ làm thuốc được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đông bằng cách thái lát, phơi hoặc sấy khô

Theo Đông y, cây gai có vị ngọt đắng, tính mát, đi vào hai kinh tâm, thận; thường dùng để trị các bệnh đường tiểu như: Bí tiểu, tiểu đục, tiểu ra máu, còn dùng để cầm máu và trị động thai.

Rễ được gọi là trữ ma căn, hái vào bất cứ mùa nào, nhưng tốt nhất là vào thu đông. Hái về rửa sạch đất phơi hay sấy khô.

Rễ có vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh tâm, thận. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Dùng trong các trường hợp đơn độc, sang lở, đái buốt, đái rắt, phụ nữ có thai đau bụng, ra huyết, xích bạch đới, viêm cổ tử cung. Liều dùng 10 - 20g.

Sau đây là một số tác dụng của cây gai:

- Chữa ho hen, đờm suyễn: Rễ gai 20g và đường cát nấu nhừ, ăn ngày 4 - 5 lần. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.

- Chữa phụ nữ có thai ra huyết dọa sảy, có thai bị đau bụng: Rễ gai tươi 4 phần, tía tô 1 phần, lá ngải cứu 1 phần (mỗi phần 12g), sắc với nước uống trong ngày.

- Chữa lợi tiểu: Rễ và lá trung bình 10 - 30g sắc với nước uống.

- Chữa sa tử cung: Rễ gai khô 30g sắc với 600ml nước, uống nhiều lần trong ngày. Uống liền 3 - 4 ngày.

- Chữa tiểu buốt, tiểu rắt, sạn thận: Rễ gai, hoa mã đề và hành; sắc nước uống.

- Chữa đại, tiểu tiện ra máu: Lấy 15 - 20g lá gai sắc nước uống trong ngày.

- Chữa phong thấp đau nhức các khớp: Rễ cây tầm gai (trữ ma căn), 50g, ngâm với 1 lít rượu 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml.

- Chữa động thai: Rễ gai mới lấy hoặc đã phơi khô 30g, sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Chỉ uống 1 - 2 ngày sẽ đỡ.

- Chữa tiểu ra máu do viêm đường tiết niệu (thể nhẹ): 10g rễ gai đập dập hòa với 500ml nước, vắt lấy 400ml nước rồi đem cô lại còn 200ml, uống lúc chiều tối trong ngày. Uống 5 - 7 ngày.

-- Chữa bí tiểu: Dùng rễ gai 2 nắm tay, đập nát. Nước 500ml, sắc còn 200ml uống hai lần trong ngày. Hoặc dùng rễ gai và lá bánh tẻ 10 - 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Uống từ 5 - 7 ngày.

- Chữa tay chân tê mỏi: Rễ cây gai 15 - 20g, sắc uống.

- Chữa vết thương ra máu: Lá gai tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vết thương, băng lại.

- Chữa mụn nhọt (mới sưng): Giã rễ gai đắp, hai ngày thì thay. Có thể kết hợp lấy 12 - 20g rễ gai sắc uống, chia 3 lần uống trong ngày.

- Chữa mụn nhọt bớt mưng mủ, giảm sưng đau: Rễ gai và rễ vông vang (2 thứ bằng nhau) giã nát đắp lên mụn nhọt. Đắp 1 - 2 ngày.

- Chữa tiểu nước trắng đục như nước vo gạo: Rễ gai 30g, rau dừa nước và thổ phục linh (mỗi thứ 20g), đinh lăng, trinh nữ và thương nhĩ tử (mỗi thứ 16g). Nấu với 1.000ml nước, cô lại còn 1/4 (250ml), chia 2 lần uống trong ngày.

- Chữa người nóng, nhiệt, tiểu tiện đỏ gắt: Rễ gai 20g, lá cây cối xay 20g, nhân trần 15g, cát căn 10g. Tất cả cho vào 400ml nước, đun sôi 15 phút, dùng uống thay nước trà trong ngày. Uống liên tục 7-10 ngày.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm