| Hotline: 0983.970.780

Cây hồng bì chữa đau dạ dày

Thứ Năm 28/08/2014 , 08:09 (GMT+7)

Sử dụng hồng bì để điều trị lỵ amíp và lỵ trực trùng (phối hợp với khổ luyện tử, hòe hoa) cho kết quả tốt hơn tân dược ganidan và tetracycline.

Cây hồng bì còn gọi là “quất hồng bì”, “hoàng bì” , “kim đạn tử”, “do bì”, “do mai”,... tên khoa học là Clausena lansium (Lour.) Skeels Clausena wampi (Blanco) Oliv. Thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Tất cả các bộ phận của cây, đều sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Đông y cho rằng, lá (hoàng bì diệp) có vị đắng và cay, tính bình hơi ấm; có tác dụng giải cảm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Dùng chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, ho. Dân gian thường dùng để nấu nước gội đầu, cho sạch gầu và mượt tóc. Liều dùng hàng ngày 20 – 40g.

Quả có vị ngọt và chua, tính bình hơi ấm. Có tác dụng chống ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, cầm nôn. Dùng chữa tiêu hóa kém, buồn nôn, ho, ho gà. Liều dùng hàng ngày 6 – 10g quả khô.

Hạt và rễ có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, xúc tiến tiêu hóa, dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt. Hạt còn chữa rắn cắn. Rễ còn dùng chữa cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng hàng ngày: Hạt 6 – 10g; rễ 10 – 20g.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá hồng bì có tác dụng bảo vệ tế bào gan; hạ đường huyết và lipid huyết; kìm hãm sự phát triển của một vài chủng ký sinh trùng sốt rét, tụ cầu vàng và một số vi khuẩn gây bệnh đường ruột.

Theo một thông báo về kết quả thử nghiệm lâm sàng: Sử dụng hồng bì để điều trị lỵ amíp và lỵ trực trùng (phối hợp với khổ luyện tử, hòe hoa) cho kết quả tốt hơn tân dược ganidan và tetracycline.

Dưới đây là phương thuốc chữa bệnh từ hồng bì:

* Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Dùng vài quả hồng bì khoảng 20 – 30g, bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày.

* Chữa ho cho trẻ em: Quả hồng bì tươi, hấp với đường, cho trẻ ăn ngày 3 lần sáng, trưa, tối. Sau vài ngày bệnh sẽ giảm nhanh chóng.

* Chữa tốt bệnh ho gà: Quả phơi khô, bỏ hạt 50g, vỏ rễ dâu (tang bạch bì) 50g, củ sả 50g, củ bách bộ 50g, ô mai 50g, cát cánh 50g, hạnh nhân 50g, kinh giới 50g, cam thảo 50g, bạc hà 50g.

 Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường nấu thành si rô. Mỗi lần uống 1 – 5 thìa tùy theo lứa tuổi và tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

* Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc lấy nước uống cho ra mồ hôi.

* Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.

* Đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt hồng bì, phơi hay sấy khô, sao thơm, tán mịn ngày uống 2- 3 lần, mỗi lần 6- 10g; chiêu bằng nước hoặc rượu nhạt.

* Đau thắt dưới tim hoặc giun đũa chòi lên: Dùng quả hồng bì tươi, nhai và nuốt cả vỏ. Hoặc dùng 20g quả khô (hay 50g quả tươi) sắc nước uống vào lúc đói.

* Chữa bị nấc: Dùng 15 – 20 quả quất hồng bì chín, dầm nát kết hợp với 1 thìa cà phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả quả chín, dầm nát pha nước uống.

* Cầm nôn mửa: Quả quất hồng bì tươi nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

* Bí tiểu tiện: Dùng lá hồng bì 4-5 lá, rượu 30-40ml, thêm nước sắc uống.

* Chữa rắn cắn: Dùng hạt hồng bì nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

* Cách ngâm quất hồng bì làm nước chữa ho: Dùng 1kg quất hồng bì; 1kg đường phèn. Rửa quất hồng bì với nước đun sôi để nguội, rồi đợi ráo nước dùng kéo cắt cuống hồng bì. Chú ý không nên dùng tay bứt vì sẽ làm nát quả.

 Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên. Buộc nút chặt lọ. Để ngâm trong vòng 3 tháng, lớp đường phèn tan đi ta sẽ có một hũ quất hồng bì ngọt thanh thơm mát.

Lưu ý: Nhớ rửa hồng bì bằng nước đun sôi để nguội và khi ngâm, cho lớp đường phèn lên trên. Lớp đường ở trên sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm